Hối hả nhổ mì chạy mưa

Anh Út, một nông dân có 6 ha mì trồng trên đất ruộng ở ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, mặc dù thời tiết năm nay hạn hán nhưng anh cũng đã tính đến việc nhổ mì sớm.
Tuy nhiên, chưa kịp kêu công thì đã xảy ra trận mưa lớn dữ dội vào đêm 13.6, làm đám mì bị của anh ngập trong nước. Sáng 14.6, anh huy động gần 100 nhân công để nhổ gấp đám mì trên, nếu để càng lâu thì củ mì sẽ bị thối không bán được.
Anh Út cho biết thêm, hiện nhà máy thu vào 2.400 đồng/kg (đủ 30 chữ bột) nhưng đám mì của anh chỉ đạt khoảng 23 đến 24 chữ bột nhưng vẫn phải thu hoạch nếu không muốn bị trắng tay. Anh Út cho rằng, với giá mì cao như hiện nay, dù củ mì của anh có chữ bột thấp nhưng vẫn có lãi.
Còn tại một địa điểm trồng mì ruộng xen canh cao su ở xã An Cơ, huyện Châu Thành, chủ ruộng mì phải dùng máy bơm để bơm nước từ ruộng ra ngoài kênh để nhân công thu hoạch mì.
Một chủ ruộng mì khác cho biết, dù cố gắng nhổ mì thật nhanh nhưng nhiều củ vẫn bị thối, khiến năng suất giảm nên lãi chẳng bao nhiêu.
Hàng năm, nông dân trồng mì trên đất ruộng đều đánh cược với… “ông trời”, và đã có không ít người trắng tay vì mưa sớm, mì ở đất ruộng bị ngập nước không kịp thu hoạch, dẫn đến thối củ.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu về các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tăng cao được công bố tại hội nghị kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu do Bộ NN & PTNT tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng báo động.

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.

Thịt heo bẩn là một trong những nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì rất khó tránh trong các bữa ăn