Hội Cựu Chiến Binh Xã Vĩnh Quang Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dụng, xóm Nà Luông, xã Vĩnh Quang (Thị xã)chăm sóc đàn lợn được đầu tư từ nguồn vốn vay Hội CCB xã Vĩnh Quang.
Hội CCB xã Vĩnh Quang có trên 260 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Đa phần gia đình các hội viên đều sản xuất nông nghiệp. Tuy địa phương có lợi thế đất canh tác rộng, song do thiếu vốn, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nên cuộc sống nhiều gia đình hội viên còn khó khăn. Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống hội viên là một trong những nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hội CCB xã đã xây dựng kế hoạch giúp hội viên phát triển kinh tế.
Hội đã khảo sát ý kiến, tìm hiểu những nhu cầu chính của hội viên, trong đó tập trung một số nội dung cụ thể để phát triển mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Trên cơ sở nắm nhu cầu, Hội xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có tại địa phương và phối hợp với các đoàn thể xã tuyên truyền, vận động, triển khai các hoạt động thiết thực.
Thông qua các tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm hỗ trợ hội viên giải quyết việc làm, phát triển kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, đến nay thông qua ủy thác của tổ chức Hội, tổng dư nợ cho hội viên vay đạt 730 triệu đồng. Đồng thời, Hội xây dựng quỹ vốn để hội viên vay không tính lãi.
Bằng các hình thức vận động đóng góp, quỹ Hội đã đạt 32 triệu đồng. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Hội phối hợp triển khai lồng ghép các hoạt động tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các dự án trồng lúa lai LS1, XY30, ớt..., vào sản xuất có hiệu quả. Từ các mô hình, hội viên được hỗ trợ vật tư, phân bón để đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng.
Một số hội viên tận dụng có hiệu quả, sinh lợi từ nguồn vốn vay. Hội viên Nguyễn Văn Dụng (xóm Nà Luông) năm 2010 vay 30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi đàn lợn và mua máy cày phục vụ sản xuất, mỗi năm bán 2 lứa lợn thịt, thu gần 70 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông mở rộng hệ thống chuồng trại để phát triển đàn lợn lên 20 con. Hội viên Đinh Văn Tuyến (xóm Bản Ngần) trước năm 2010 thuộc diện hộ nghèo.
Từ 20 triệu đồng vốn vay ngân hàng cùng với 1 triệu đồng Quỹ hội cho vay không tính lãi, gia đình xây dựng chuồng trại, nuôi thêm lợn nái, đến nay đã cơ bản thoát nghèo, trả được nợ mà vẫn có vốn để tiếp tục sản xuất... Cùng với các hoạt động hỗ trợ, Hội còn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh với hội viên. Từ đó, có nhiều hội viên phát triển kinh tế khá.
Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống hội viên, vai trò tổ chức Hội ngày càng được củng cố. Năm 1989, Hội có 18 hội viên, đến nay phát triển lên 262 hội viên. Theo ông Hoàng Văn Cường, Chủ tịch Hội CCB xã, trong thời gian tới, Hội xây dựng mô hình kinh tế điểm, tận dụng các nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống hội viên.
Có thể bạn quan tâm

Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.

Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.

Trên màn ảnh truyền hình, nhiều bà con ngỡ ngàng khi thấy dân Quảng Ngãi trồng củ cải quá tốt. Có những củ to như bắp tay, dài mấy chục centimét, trắng nõn, lá mượt xanh.

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (ND) cho vay vốn, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội đã có điều kiện mở rộng diện tích, cải tạo ao, mua thêm cá giống về nuôi...

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.