Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt

Theo lời những người già, việc chọn được khu rẫy như ý đóng vai trò rất quan trọng.
Đồng bào Chứt bao giờ cũng chọn đám rẫy ở lưng chừng sườn núi hoặc chân núi, không chọn những nơi quá cao như đỉnh núi để làm rẫy và hướng của rẫy phải theo phía đông, tránh ánh nắng quái gay gắt của hướng tây vào buổi chiều.
Bà con dân tộc Chứt (nhóm người Rục) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Một mảnh rẫy tốt, theo kinh nghiệm dân gian của người Chứt là phải ở nơi rừng già, cây cối um tùm, hoặc nơi có nhiều cây giang, cây mây, không có đá to và có nhiều tổ giun ùn đống.
Đất ở đây thường có màu đen, độ ẩm cao, giữ nước tốt, thích hợp cho mọi cây trồng.
Bên cạnh đó, với lớp lá mục tích tụ lâu năm, khi đốt chúng có nhiều phân tro, đây chính là nguồn dinh dưỡng quý cho hoa màu.
Thường thì ở những khu rừng có cây lau, cây chuối thì đất ở đó thích hợp trồng ngô, thơm, chuối, khoai, thuốc lá; đất ven suối có phù sa bồi đắp quanh năm thì thích hợp với ngô, đậu, vừng, khoai.
Ngoài ra, có thể biết tính chất đất qua một số loài cây cỏ cụ thể: Đất mọc cỏ tranh là tầng đất mỏng, nhiều phèn; đất mọc cỏ mắc cỡ cho thấy đất đai thoái hóa; đất mọc cỏ gấu là dấu hiệu đất đai bị đọng nước; đất mọc nhiều cây giang, cây trứng cá rừng là loại đất đang phục hồi…
Trong thời gian phát rẫy, đồng bào Chứt ở Dân Hóa có những tập tục kiêng cữ mang tính tín ngưỡng như:
Nếu gặp 2 con rắn, 2 ổ chuột, cây đa, cây đào mục, hoặc 2 cây xoắn nhau nằm sát đất thì bằng mọi giá phải bỏ rẫy, nếu làm sẽ sinh chuyện và không được mùa.
Để kịp thời vụ, người Chứt thường đốt rẫy vào đầu tháng 4, khi đó trời có nắng, gió nhẹ.
Các gia đình làm rẫy cùng hướng đốt một lần bằng biện pháp cách ly rẫy, nhằm tránh lửa lây lan sang rẫy kia và bảo vệ rừng; chọn lúc đứng gió (khoảng 11 giờ trưa hoặc 14 giờ chiều), hoặc đốt ngược hướng gió từ dưới đi lên.
Lượng tro sau khi đốt sẽ được rải đều khắp mặt rẫy, đây cũng là lượng phân bón chủ yếu cho hoa màu, đồng thời duy trì độ màu mỡ của đất cho vụ sau, kéo dài thời gian sử dụng trên một diện tích rẫy...
Có thể bạn quan tâm

Trứng gà của cơ sở Minh Đạt (Tiền Giang) đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay, xây dựng thương hiệu "Trứng gà Minh Đạt" hướng đến sản xuất trứng gà an toàn, sạch. Đặc biệt, trứng gà sạch thương hiệu Minh Đạt đã có mặt tại Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho và trở thành sản phẩm trứng gà địa phương duy nhất ở siêu thị này.

Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.

Năm nay được coi là năm thành công đối với những nông dân trồng ớt. Vào thời điểm thu hoạch vụ ớt Đông Xuân thì giá ớt luôn nằm từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg ớt tươi. Trừ chi phí thì mỗi công (1.000m2) ớt, người nông dân lời trên dưới 10 triệu đồng.

Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã Quang Lộc ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới. Nuôi chồn nhung là mô hình đang có triển vọng và đạt hiệu quả kinh tế cao người dân.

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.