Hoàn Thiện Thủ Tục Nhãn Hiệu Tập Thể Cua Năm Căn (Cà Mau)

Phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn (Cà Mau) đã hoàn thiện các thủ tục điều kiện đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể đối với thương hiệu cua Năm Căn.
Nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn theo luật sẽ giao cho Hội Thuỷ sản huyện quản lý và hội phải xây dựng quy chế hoạt động của nhãn hiệu tập thể theo điều lệ pháp luật quy định.
Từ lâu, cua Năm Căn nói riêng và cua Cà Mau nói chung được biết đến về chất lượng đặc biệt mà cua ở các địa phương khác không sánh được. Vì vậy, việc công nhận nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn sẽ giúp nông dân vùng nuôi cua yên tâm trong sản xuất và việc cung ứng cua ra thị trường được bảo vệ với thương hiệu riêng.
Có thể bạn quan tâm

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.