Hoàn Thiện Quy Trình Bảo Quản Sau Thu Hoạch Cá Tạp Và Công Nghệ Sản Xuất Surimi

Theo Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu dự án khoa học “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” (Mã số KC.07.DA01/11-15) do KS. Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng làm chủ nhiệm.
Tham dự buổi nghiệm thu có đầy đủ các thành viên hội đồng khoa học, đại diện Vụ Tài chính, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ KH&CN và đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15.
Tại buổi nghiệm thu, Chủ nhiệm dự án – KS Nguyễn Văn Chung đã báo cáo những kết quả mà dự án đạt được trong hai năm qua (từ 01/01/2012 đến nay). KS Chung cho biết, Nhà máy Thủy sản Hòa Thắng là một trong những công ty sản xuất Surimi xuất khẩu nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy vẫn chỉ đang sản xuất Surimi thô để xuất khẩu sang Hàn Quốc nên giá thành thấp.
Mong muốn của nhà máy là mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Nhật Bản với giá thành cao hơn. Để làm được việc này, ngoài việc cải tiến máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng thì chất lượng nguyên liệu cá cũng như công nghệ sản xuất, bảo quản của nhà máy đóng vai trò cực vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã đề xuất và được Bộ KH&CN giao cho thực hiện và dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”.
Qua 2 năm triển khai, dự án đã đạt được kết quả nổi bật. Dự án đã hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp để sản xuất Surimi đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản; nghiên cứu quy trình bảo quản sản phẩm Surimi sau khi sản xuất; nghiên cứu thiết kế và lắp đặt dây chuyền công nghệ để thực hiện quy trình sản xuất Surimi với công suất 50 tấn nguyên liệu cá;…
Đặc biệt, kết quả ấn tượng nhất của dự án là đã xuất khẩu được 200 tấn thành phẩm Surimi sang thị trường khó tính như Nhật Bản.
PGS.TS Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15 cũng nhận định, dự án đã tạo ra sản phẩm Surimi có chất lượng tốt, xuất khẩu được vào thị trường khó tính như Nhật Bản. Đây có thể coi là một kết quả nổi bật của Chương trình KC.07/11-15.
Trong thời gian tới, sản phẩm của dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” chắc chắn sẽ được xuất khẩu sang nhiều nước ở khu vực Châu Âu và mở rộng thị trường hơn nữa tại Nhật Bản.
Dự án được các thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cho rằng, những kết quả này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy dự án đã thành công bước đầu và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Surimi sang các nước Châu Âu của Công ty Hòa Thắng trong thời gian tới là hoàn toàn khả quan.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ thuật viên của nhà máy. Nghiên cứu cũng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).