Hoàn thiện bộ bài giảng về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trước đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có Quyết định 71 về việc thành lập đoàn công tác dân vận - MTTQ và các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng NTM.
Đoàn công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tham gia xây dựng NTM của khối dân vận, MTTQ và các tổ chức đoàn thể;
Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Cao Thanh: Sau khi bộ bài giảng được thông qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cùng với UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán trong hệ thống từ cấp huyện, xã đến thôn xóm.
Để đưa phong trào đi vào chiều sâu, rộng khắp, hiệu quả và thiết thực, các tổ chức thuộc đoàn công tác đã phối hợp xây dựng, biên soạn bộ bài giảng về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM.
Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bùi Nhân Sâm: Đối tượng tập huấn cần đến được là cấp thôn xóm. Về thời gian, đối với cấp huyện, xã cố gắng tập trung hoàn thành trong năm 2015
Nội dung các chuyên đề bài giảng gồm: Các quy trình huy động nguồn lực trong xây dựng NTM và một số giải pháp trong thời gian tới; công tác mặt trận tham gia xây dựng NTM, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực, giám sát cộng đồng;
Tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó 8 tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch” là nội dung quan trọng xuyên suốt nhằm góp phần vận động, hướng dẫn phụ nữ xây dựng NTM; nâng cao vai trò tổ chức đoàn thanh niên trong xây dựng NTM…
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn: Đoàn thanh niên các cấp tập trung huy động lực lượng xây dựng đường điện thanh niên, khu dân cư mẫu, chuồng trại…
Sau khi bộ bài giảng được thông qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cùng với UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ cốt cán trong hệ thống từ cấp huyện, xã đến thôn xóm.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận công tác phối hợp chuẩn bị tài liệu bài giảng của các ban, ngành liên quan, đồng thời lưu ý Ban Soạn thảo chú trọng đến một số nội dung bài giảng.
Theo đó, bài giảng phải có tính minh chứng thực tiễn, vừa giám sát, phản biện, vừa hướng dẫn tổ chức thực hiện; tránh trùng lặp với các bài giảng của Trường Chính trị Trần Phú đang triển khai. Trong giảng bài khuyến khích giành thời gian hỏi – đáp. Xác định đối tượng, đích cuối cùng là cộng đồng dân cư (tổ chức đoàn thể cấp thôn xóm) để hiểu và tổ chức thực hiện tốt.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đoàn công tác cấp tỉnh tổ chức khai giảng thí điểm ở một địa phương trong tháng 11/2015 để rút kinh nghiệm, sau đó triển khai đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

Có thể nói mai vàng từ lâu đã là một loại hoa truyền thống, là biểu tượng của mùa xuân phương Nam. Từ ý nghĩa và giá trị nhân văn đó mà người người đều thích chưng mai trong ngày tết. Đó cũng là cơ hội tốt nhất cho các nhà vườn giới thiệu những đặc sản tết của mình.

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.