Hoàn Thành Vượt Mức Chỉ Tiêu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).
Vụ hè thu năm 2013, trước tình hình đầu ra lúa gạo hạn chế, giá thị trường nội địa xuống thấp nên ngay khi được giao chỉ tiêu, công ty đã triển khai 12 điểm thu mua tạm trữ tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh, trong đó có 5 điểm thu mua lúa trực tiếp trong dân: xã Hậu Mỹ Trinh và xã Mỹ Lợi B (Cái Bè), thị trấn Mỹ Phước (Tân Phước), xã Mỹ Phước Tây và xã Phú Cường (Cai Lậy).
Tuy nhiên, việc triển khai thu mua thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi và chất lượng lúa hè thu sớm quá kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là trong thời gian mua tạm trữ, giá lúa luôn biến động tăng (đến nay đã tăng từ 600 - 800 đồng/kg), chẳng hạn giá lúa tươi loại thường tại ruộng thời điểm bắt đầu thu mua tạm trữ là 3.900-4.000 đồng/kg nay giá dao động từ 4.700-4.800 đồng/kg.
Hiện tại, diễn biến giá lương thực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
Lúa hè thu các loại: Lúa IR 50404 tươi tại ruộng từ 4.700 - 4.800 đồng/kg, lúa hạt dài tươi tại ruộng từ 5.000 - 5.100 đồng/kg.
Gạo nguyên liệu vụ hè thu: Gạo lứt hạt dài từ 7.300 - 7.400 đồng/kg, gạo lứt IR 50404 từ 7.050 - 7.150 đồng/kg.
Gạo thành phẩm xuất khẩu:
Vụ đông xuân: Gạo 5% tấm từ 8.300 - 8.400 đồng/kg, gạo 10% tấm từ 8.100 - 8.200 đồng/kg.
Vụ hè thu: Gạo 5% tấm từ 8.200 - 8.300 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.700 - 7.800 đồng/kg, gạo 25% tấm từ 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.