Hoàn Thành Vượt Mức Chỉ Tiêu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).
Vụ hè thu năm 2013, trước tình hình đầu ra lúa gạo hạn chế, giá thị trường nội địa xuống thấp nên ngay khi được giao chỉ tiêu, công ty đã triển khai 12 điểm thu mua tạm trữ tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh, trong đó có 5 điểm thu mua lúa trực tiếp trong dân: xã Hậu Mỹ Trinh và xã Mỹ Lợi B (Cái Bè), thị trấn Mỹ Phước (Tân Phước), xã Mỹ Phước Tây và xã Phú Cường (Cai Lậy).
Tuy nhiên, việc triển khai thu mua thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi và chất lượng lúa hè thu sớm quá kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là trong thời gian mua tạm trữ, giá lúa luôn biến động tăng (đến nay đã tăng từ 600 - 800 đồng/kg), chẳng hạn giá lúa tươi loại thường tại ruộng thời điểm bắt đầu thu mua tạm trữ là 3.900-4.000 đồng/kg nay giá dao động từ 4.700-4.800 đồng/kg.
Hiện tại, diễn biến giá lương thực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
Lúa hè thu các loại: Lúa IR 50404 tươi tại ruộng từ 4.700 - 4.800 đồng/kg, lúa hạt dài tươi tại ruộng từ 5.000 - 5.100 đồng/kg.
Gạo nguyên liệu vụ hè thu: Gạo lứt hạt dài từ 7.300 - 7.400 đồng/kg, gạo lứt IR 50404 từ 7.050 - 7.150 đồng/kg.
Gạo thành phẩm xuất khẩu:
Vụ đông xuân: Gạo 5% tấm từ 8.300 - 8.400 đồng/kg, gạo 10% tấm từ 8.100 - 8.200 đồng/kg.
Vụ hè thu: Gạo 5% tấm từ 8.200 - 8.300 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.700 - 7.800 đồng/kg, gạo 25% tấm từ 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận có tình trạng nông sản Đà Lạt, đặc biệt là khoai tây, đang bị giả mạo ngay trên đất Đà Lạt. “Chúng tôi thừa biết mánh của tiểu thương tại Đà Lạt khi đưa khoai thẳng từ Trung Quốc đến Đà Lạt chủ yếu để thay đổi xuất xứ và phủ đất đỏ trước khi chuyển đi các tỉnh khác” - ông Sơn nói.

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ chiêm 2014 thành phố Điện Biên Phủ gieo cấy gần 500ha lúa, tập trung ở các xã, phường như: Tà Lèng, Thanh Minh, Him Lam, Nam Thanh và Thanh Trường.

Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, Việt Nam đã xuất sang Malaysia khoảng 465,977 tấn gạo, giảm 39% so với 764,692 tấn được xuất trong năm 2012.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm con giống. Trong khi đó, tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác ngoài tự nhiên.