Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.
Sinh năm 1972, anh Chung lên đường nhập ngũ năm 1994 và được kết nạp Đảng trong giai đoạn này. Năm 1996, hoàn thành nghĩa vụ về địa phương, anh hăng hái tham gia các phong trào ở cơ sở, được bầu làm Bí thư Đoàn xã. Anh tích cực cùng Ban Chấp hành Đoàn xã vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Năm 2001, Nguyễn Thành Chung được Ban CHQS huyện cử đi học lớp đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã. Khi đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, tháng 10-2006 anh được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.
Đảm nhận nhiệm vụ đúng chuyên môn được đào tạo, anh tích cực tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã về công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Hàng năm, căn cứ kế hoạch của cấp trên, anh cùng với Ban CHQS xã làm tốt công tác theo dõi, nắm nguồn gọi thanh niên nhập ngũ và quản lý nguồn dự bị động viên. Do vậy xã Phi Mô đều hoàn thành tốt công tác tuyển quân và huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Trong huấn luyện dân quân, anh Chung trực tiếp biên soạn giáo trình huấn luyện chính trị và quân sự, tổ chức huấn luyện kỹ chiến thuật và bắn đạn thật cho lực lượng dân quân từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Đồng thời xây dựng lực lượng dân quân nòng cốt biên chế thành hai trung đội cơ động và lực lượng binh chủng trên địa bàn.
Hai năm qua, Phi Mô là xã điểm của Cục Dân quân tự vệ (Bộ Quốc phòng) về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho dân quân tự vệ. Bằng kiến thức, kinh nghiệm công tác, anh đã tham mưu với cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị điểm. 12 năm công tác tại cơ sở, anh 10 lần được khen thưởng, trong đó 5 năm liên tục (2007 - 2012) được Bộ CHQS tỉnh tặng giấy khen.
Tuy bận rộn với công tác quân sự địa phương, vợ làm công nhân Nhà máy gạch Tân Xuyên nhưng vợ chồng anh vẫn gieo cấy 4 sào ruộng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ năm 2009 anh đầu tư nuôi nhím, lợn rừng. Năm 2010 và 2011, từ bán nhím và lợn rừng giống cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Năm ngoái thị trường tiêu thụ khó hơn nhưng gia đình anh vẫn thu lãi 60 triệu đồng từ nuôi con đặc sản.
Với những thành tích đạt được, trong dịp sơ kết việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012, Nguyễn Thành Chung được Huyện uỷ Lạng Giang đề nghị Tỉnh uỷ biểu dương, khen thưởng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.