Hoài Nhơn (Bình Định) Đã Thành Lập 228 Tổ Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định), đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn huyện đã thành lập 228 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển, với trên 800 tàu cá tham gia. Các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản tập trung vào các nghề chính như: câu cá ngừ đại dương, vây rút chì, lưới rê, câu mực.
Việc thành lập các tổ đội khai thác thủy sản giúp ngư dân phối hợp với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả khai thác và hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.
Việc thành lập nhiều tổ, đội đoàn kết đã giúp cho ngư dân an tâm bám biển, bám ngư trường (ảnh chụp tại xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Đáng chú ý, các tổ, đội đoàn kết tại xã Tam Quan Bắc đã lập nên những đội tàu cá mạnh, vươn ra khai thác thủy sản tại các ngư trường như Trường Sa, Hoàng Sa, DK1…
Nhờ vậy, năm 2014, ngư dân trên địa bàn Hoài Nhơn đánh bắt được 42.600 tấn thủy sản các loại, tăng 1.600 tấn so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, cá ngừ đại dương 8.250 tấn.
* Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.