Hoa Quả Xuất Khẩu Việt Nam Chủ Yếu Sang Trung Quốc

Chiếm tới 28,6% thị phần, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa quả 9 tháng của Việt Nam đã vượt mốc 1,1 tỷ USD năm 2013, đạt 1,16 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam với 321,4 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 56,2 triệu USD, tăng 20,8%. Tuy xếp thứ 3 với 43,68 triệu USD nhưng Hàn Quốc có mức tăng trưởng lớn nhất tới 97%. Ngoài ra, một số thị trường khác như Mỹ, Nga, Thái Lan có sự tăng trưởng khá.
Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, với các chính sách thương mại biên giới địa phương từ quốc gia này, cũng như các rào cản kỹ thuật, yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ… đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước gặp không ít khó khăn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rau quả Việt Nam đa phần quy mô nhỏ, chưa liên kết được vùng sản xuất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó thâm nhập thị trường mới.
Có thể bạn quan tâm

Phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2015, thời điểm này, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang đã chuẩn bị hơn 600 tấn thóc giống gồm: KD18, C70, CR203, BG1, BG6, BTE1 và một số giống lúa nếp.

Các vi phạm chủ yếu là: Địa điểm bày bán thuốc không bảo đảm vệ sinh, để chung thuốc bảo vệ thực vật với thuốc thú y, nhãn, mác không đúng quy định, hết hạn sử dụng… Ngoài phạt tiền, Chi cục yêu cầu các chủ cửa hàng khắc phục ngay những vi phạm.

Bước đầu thanh long Bình Thuận có mặt tại một số siêu thị lớn của một số tỉnh, thành, song lượng không nhiều. Qua khảo sát thì tại siêu thị Big C (thành phố Hồ Chí Minh) mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn, trong đó có thanh long Bình Thuận do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp.

Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.

Các doanh nghiệp XK cũng gặp khó. Theo TCTS, đến hết tháng 11.2014, XK được 718.683 tấn, tăng 0,51% về lượng, nhưng chỉ tăng 0,04% về giá trị so cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân, như: Việc tăng thuế suất đánh vào mặt hàng CT phi lê đông lạnh, Đạo luật Nông trại 2014 của Hoa Kỳ… nhưng cơ bản là do chất lượng CT VN có “vấn đề”.