Hoa Quả Xuất Khẩu Việt Nam Chủ Yếu Sang Trung Quốc

Chiếm tới 28,6% thị phần, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa quả 9 tháng của Việt Nam đã vượt mốc 1,1 tỷ USD năm 2013, đạt 1,16 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam với 321,4 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 56,2 triệu USD, tăng 20,8%. Tuy xếp thứ 3 với 43,68 triệu USD nhưng Hàn Quốc có mức tăng trưởng lớn nhất tới 97%. Ngoài ra, một số thị trường khác như Mỹ, Nga, Thái Lan có sự tăng trưởng khá.
Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, với các chính sách thương mại biên giới địa phương từ quốc gia này, cũng như các rào cản kỹ thuật, yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ… đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước gặp không ít khó khăn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rau quả Việt Nam đa phần quy mô nhỏ, chưa liên kết được vùng sản xuất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó thâm nhập thị trường mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo chủ trương vừa được Bộ NN&PTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000 ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đậu tương, nhằm giải cơn "khát" nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Hôm qua (27.6), tại Hà Nội, Báo NTNN phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) tổ chức Hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”. Hội thảo là hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Hội ND toàn quốc lần thứ VI.

Những năm qua, Cà Mau tập trung mọi nguồn lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng GTNT, nhằm góp phần làm thay đổi nhanh diện mạo nông thôn, rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản và nhiều hộ nuôi tôm đang lo lắng trước thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định sơ bộ, áp thuế chống trợ cấp tôm nhập từ Việt Nam lên mức rất cao từ 5,08%-7,05%.

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.