Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Quả Việt Lên Ngôi

Hoa Quả Việt Lên Ngôi
Ngày đăng: 04/11/2014

Tại Hà Nội, hoa quả trong nước đang có sức tiêu thụ mạnh so với hàng nhập từ Trung Quốc khiến tiểu thương ở chợ Long Biên chuyển hướng kinh doanh.

“Tẩy chay” hoa quả Trung Quốc

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Giải thích cho sự lên ngôi nhiều loại quả trong nước ở chợ đầu mối này, chị Nguyễn Thị Kim Dung, tiểu thương chợ Long Biên cho rằng, ngay cả giới tiểu thương cũng “dị ứng” với hoa quả Trung Quốc. Khi người tiêu dùng rất e ngại, thậm chí là “tẩy chay” do tâm lý lo ngại không đảm bảo vệ sinh, khiến tiểu thương gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hoa quả trong nước khiến nhiều loại hàng bán rất chạy.

Cũng theo chị Dung, nguồn hàng của Việt Nam bây giờ phong phú hơn. Tiểu thương luôn có hàng chục mối hàng khác nhau, khâu vận chuyển không còn khó khăn nữa. Mùa nào thì có loại quả ấy, dồi dào quanh năm, giá cả không quá chênh lệch, nên tiểu thương quay lại kinh doanh hàng trong nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

“Mùa này nhiều nhất là xoài, thanh long có sức mua rất lớn. Ngày thường bán khoảng 1 - 2 tấn nhưng đến ngày tuần (rằm và mùng một âm lịch) lượng hàng bán được có thể lên tới hàng chục tấn”, chị Dung khoe. Trong khi đó, hoa quả Trung Quốc bán rất chậm.

Đảo chiều… kinh doanh

Qua tìm hiểu, tại nhiều ki ốt chợ Long Biên, sức tiêu thụ các loại hoa quả Trung Quốc đang sụt giảm mạnh khiến không ít tiểu thương phải cơ cấu lại các mặt hàng kinh doanh trong ki ốt, ưu tiên nhiều diện tích hơn cho hoa quả trong nước.

Trao đổi với Thanh Niên, Phó trưởng ban Quản lý chợ đầu mối Long Biên, bà Nguyễn Thị Ánh Thịnh khẳng định, thị phần mặt hàng hoa quả trong nước đang có tỷ lệ áp đảo so với hàng Trung Quốc khi chiếm đến 70%. Hiện tại ở chợ Long Biên hàng Trung Quốc chủ yếu là táo, lê, dưa vàng, nho, lựu và hồng ngâm dù đang vào chính mùa nhưng lượng hàng nhập về chợ đã sụt giảm mạnh so với thời điểm hai năm về trước.

“Không hẳn là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, vì hoa quả Trung Quốc vào chợ đều là hàng nhập khẩu chính ngạch thông qua doanh nghiệp, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, hàng nhập về bán chậm thì tiểu thương phải tìm đến nguồn hàng khác thôi”, bà Thịnh lý giải.

Cũng theo bà Thịnh, xu hướng tiểu thương liên kết với nhà vườn tiêu thụ hoa quả trong nước ở chợ Long Biên đang có bước phát triển khi người tiêu dùng “ngại” hàng Trung Quốc.

Theo thông tin từ Sở Công thương TP.Hà Nội, thống kê đến hết tháng 7, các hoạt động xúc tiến thương mại đưa nông sản từ các vùng miền, có nguồn gốc suất xứ rõ ràng về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô diễn ra sôi động, với nhiều hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp.

Riêng mặt hàng hoa quả, thành công nhất là hợp tác giữa các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội với Hiệp hội nho Ninh Thuận cùng doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị lớn tại Thủ đô như Intimex, Fivimart, Hapro…

Trong tháng 11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu, đặc sản vùng miền Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, đưa sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

05/11/2014
Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy' Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy'

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

05/11/2014
Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

05/11/2014
Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

05/11/2014
Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

05/11/2014