Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ

Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ
Ngày đăng: 26/11/2015

Nếu mọi năm, người nông dân Tây Tựu nơm nớp lo lắng vì ly nở sớm, nở muộn, hoa bung không đúng dịp... thì năm nay với diễn biến thời tiết khó lường, già nửa ruộng hoa bị cháy nõn, nông dân Tây Tựu đang gần như mất trắng.

Những bông hoa ly Tây Tựu bị cháy nõn do bị đọng nước độ ẩm quá lớn từ đất bốc lên và mưa kéo dài.

40-80% hoa ở các ruộng đều bị cháy xém do thối rữa.

Mặc dù ở phía Bắc có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt thành 4 mùa rõ ràng, nhưng trên thực tế mấy năm gần đây, sự phân biệt từng mùa hầu như không rõ rệt.

Năm nay đã đến giữa mùa đông nhưng mới chỉ có vài đợt không khí lạnh yếu.

Trong khi đó vẫn có những trận mưa rào lớn làm ngập úng, ảnh hưởng đến các loại hoa trồng nói riêng và rau màu nói chung.

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người dân Tây Tựu đầu tư chủ yếu vào trồng hoa ly.

Nhiều giống hoa mới được nhập về với giá không hề rẻ, khoảng trên 20.000 đồng/củ.

Hoa ly được bán ngay tại ruộng, thậm chí nhiều người còn đánh giá hoa ly Tây Tựu không hề kém cạnh hoa ly Đà Lạt.

Những bông hoa ly không còn khả năng phục hồi.

Không chỉ bị thối nõn mà phần dưới lá cũng gần như bị úa và hỏng.

"Ngay đợt vừa rồi thôi, ở đây nhà nào trồng hoa ly giỏi lắm thì lỗ một hai chục triệu, còn lỗ ba bốn chục triệu là chuyện quá bình thường" - bà Thắng, một nông dân kỳ cựu với kinh nghiệm 40-50 năm trồng hoa ly Tây Tựu cho hay.

"Thối hết rồi, cháy hết rồi, gần 7 sào chứ có ít gì.

Chẳng còn cách nào mà khắc phục, chịu thôi" - anh Quang, một trong những nông dân Tây Tựu, Từ Liêm sang Hạ Mỗ, Đan Phượng thuê đất để trồng hoa ly buồn rầu chia sẻ.

Trung bình một sào hoa ly sẽ mất khoảng hơn trăm triệu, một mẫu sẽ rơi vào khoảng hơn một tỷ tiền mua củ chưa kể các loại tiền như đánh thuốc, làm vườn, che chắn,...

Với thiệt hại ít nhất là 50% tổng số vườn và nặng lên tới 80-90%, nông dân Tây Tựu chỉ có nước "khóc ròng".

Nhìn nắng mưa bất chợt trên những ruộng hoa, người trồng hoa ly Tây Tựu đang bất lực trước những nụ hoa đang cháy.

Bao nhiêu tiền bạc gom góp được, họ đã đổ vào những ruộng hoa này.

Năm nay nụ hoa bị thối, mất mùa thì coi như dân Tây Tựu...

mất Tết.

Không trông chờ gì vào hoa ly Tết, nông dân Tây Tựu đành chăm chút, hi vọng vào những vụ hoa sau.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tất Bật Ra Đồng Nông Dân Tất Bật Ra Đồng

Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.

03/03/2015
Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

03/03/2015
Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

03/03/2015
Ngày Xuân Lên Nương Ngày Xuân Lên Nương

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

03/03/2015
Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

03/03/2015