Hoa Loa Kèn Chịu Nhiệt

Từ năm 2004, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành khảo nghiệm một số giống hoa loa kèn mới của Hà Lan và đã chọn ra được giống hoa loa kèn chịu nhiệt. Giống có đặc điểm: Cây cứng, sinh trưởng phát triển khỏe, chịu nóng tốt, hoa màu trắng, mọc theo chiều thắng đứng, cánh hoa dày, lâu tàn, hoa có mùi thơm nhẹ.
Năm 2009, Trung tâm tiến hành trồng thử nghiệm giống hoa loa kèn chịu nhiệt tại trang trại Chiến Thụy, thôn Ngọc Trì, xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương với 4 thời vụ trồng: tháng 3, 4, 8 và 9. Kết quả cho thấy cây hoa loa kèn chịu nhiệt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại không đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010, Trung tâm triển khai trồng cây hoa loa kèn chịu nhiệt với diện tích 3.600 m2 (vụ xuân hè là 1.400 m2 triển khai tại thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện; vụ thu đông triển khai mô hình tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành).
Sau 2 năm triển khai mô hình cho thấy đây là giống hoa loa kèn chịu nhiệt phù hợp với điều kiện canh tác tại Hải Dương, cây sinh trưởng phát triển tốt; năng suất hoa thương phẩm cao; chất lượng hoa bền, đẹp, giá bán ở vụ xuân hè từ 1.000-1.200 đồng/bông, vụ đông từ 1.200-1.500 đồng/bông. Tính trung bình mỗi mô hình, trừ chi phí, công lao động thì các hộ trồng hoa loa kèn thu lãi từ 9 đến 12 triệu đồng. Đây là giống hoa được thị trường ưa chuộng, làm phong phú thêm các loài hoa ngày Tết.
Có thể bạn quan tâm

Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu, chọn tạo trong chương trình "Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005" do Bộ NN-PTNT điều hành

Trên cơ sở đạt được từ việc lai tạo thành công giống lợn rừng 1/2 máu lai giữa đực rừng thuần Thái Lan và nái Móng Cái, Cty CP Giống chăn nuôi Thái Bình tiếp tục lai tạo thành công giống lợn lai F2 mang 3/4 máu lợn rừng.

Giống lúa OM 6976 đưa vào SX tại xã Đại Quang tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển khá tốt.

Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Hai giống bắp nếp lai HN88 và HN90 lần đầu tiên khảo nghiệm, được khẳng định đã “bén duyên” trên đất Huế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân.