Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2015 đạt 412 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.
Năm 2014, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng là 7,55%, 27,85% và 11,38%.
Trong tháng 1, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản đạt 87 triệu USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 33,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%).
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 1 ước đạt 409 ngàn tấn, tăng 2,3% so với năm 2014, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 223 ngàn tấn, tăng 2,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 186 ngàn tấn, tăng 1,8% so với năm 2014.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, năm 2014 xuất khẩu thủy sản cả nước vượt kế hoạch 1 tỷ USD, đạt mức gần 8 tỷ USD.
Dự báo trong năm 2015, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại, cơ hội để cá tra Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới trở nên sáng sủa hơn… Các đơn hàng xuất khẩu cá tra đang gia tăng đáng kể trong nữa đầu tháng 1/2015.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia 2015.

Tại hội thảo “Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam” ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định: “Không phải ký FTA là nhập khẩu tăng lên. Hoặc không phải cứ ký FTA là Việt Nam không xuất khẩu được.”

3 ha đất tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM được chủ đầu tư đào ao thả cá, trồng rau sạch, cây ăn trái, nuôi vịt, thỏ và có thêm cả sân bóng để tạo nên một nông trại cho thuê thu hút hàng nghìn khách đến trải nghiệm.

Bệnh sữa ở tôm hùm do vi khuẩn Rickettsia - like là tác nhân chính, ngoài ra còn do vi khuẩn V. fluvialis, V.alginolyticus và một số ký sinh trùng gây nên.

Sáng 16.11, khi Dân Việt tới cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú - nơi vừa bị phát hiện trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Giám đốc công ty là Đoàn Văn Thênh đã bịt kín mặt và cho biết thấy rất mệt mỏi trong những ngày qua.