Hoa Kỳ Cấp Phép Nhập Khẩu Hàng Nông Sản Của Việt Nam

Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục xem xét cấp giấy phép nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam trong thời gian tới
Chiều 11/9, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trả lời các câu hỏi của phóng viên về những vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố quyết định chính thức cho phép nhập khẩu mặt hàng nông sản quả vải và quả nhãn từ Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
“Việt Nam hoan nghênh việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp giấy phép nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như quả vải, quả nhãn. Đây là một bước đi nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục xem xét cấp giấy phép nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù chỉ mới bước vào giai đoạn đầu mùa, nhưng giá nhiều loại trái cây đang giảm mạnh, một số trái cây rớt giá thảm khiến nhà vườn khốn đốn như ổi chỉ còn 500 - 700 đồng/kg, xoài ghép 2.000 - 2.500 đồng/kg.

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) hiện có 30 ha chanh đào cho thu hoạch, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng chanh tập trung ở các xã: Tiên Lục, Tân Thanh và Hương Lạc.

Với mức giá tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, nông dân trồng thanh long đang có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.