Hoa Hồi Mất Mùa, Được Giá

Thời điểm hiện nay, người dân ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào mùa thu hoạch Hoa Hồi với niềm vui không trọn vẹn, bởi năm nay hoa hồi được giá nhưng lại mất mùa…
Toàn tỉnh Lạng Sơn có trên 33.400 ha rừng hồi chiếm 71% tổng diện tích rừng hồi của cả nước, tập chung chủ yếu ở các huyện Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình…Sản lượng quả hồi (hoa hồi) khô hàng năm đạt trên 6.500 tấn, đem lại giá trị xuất khẩu khoảng 600 - 650 tỷ đồng/năm, đây là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Lạng Sơn.
Anh Hoàng Văn Ngọc - nông dân trồng hồi lâu năm ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình vẻ mặt tiếc nuối cho biết: “Gia đình tôi có 1000 cây hồi, năm ngoái thu hoạch được trên 2 tấn quả, nhưng giá lại thấp chỉ từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Năm nay, hoa hồi được giá 15.000 đồng/kg hồi tươi, nhưng lại mất mùa, may lắm cả rừng hồi chắc chỉ thu được khoảng 2 tạ quả”.
Tương tự, anh Hoàng Văn Tuấn ở xã Yên Phúc, huyện Văn Quan cho biết: “Năm ngoái gia đình tôi thu hái được hơn 1 tấn hồi tươi bán với giá 8.000 đồng/kg, thu được 10 triệu đồng, còn năm nay tuy hồi được giá nhưng chỉ thu được gần 2 triệu đồng thôi”.
Chị Nguyễn Thị Hà, ở Thành Phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) một trong những thương lái chuyên thu mua hồi cho biết: “Năm ngoái, mỗi ngày tôi thu mua được gần 10 tấn hồi tươi, còn năm nay dù giá cao nhưng tôi chỉ mua được hơn 1 tấn”.
Theo dự đoán của những người trồng hồi ở Lạng Sơn, đến cuối vụ giá hồi sẽ tăng cao hơn nữa, bởi sản lượng ít, nhiều gia đình đem phơi khô đợi giá lên mới bán.
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 30-7-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015. Thời gian qua, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình sâu bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn các huyện, thành, thị từ ngày 30/7 - 7/8, làm việc cả thứ 7, chủ nhật.

Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua.