Hoa Hồi Được Mùa

Thời điểm hiện nay, người trồng hồi ở Lạng Sơn đang bước vào vụ thu hoạch hoa hồi chính vụ với niềm vui nhân đôi, bởi hoa hồi vừa được mùa lại được giá.
Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, lớn nhất cả nước, cho thu hoạch trung bình 15.000 đến 30.000 tấn hồi tươi mỗi năm, đem lại nguồn thu khoảng 600 - 650 tỷ đồng/năm. Đây cũng là một trong những sản phẩm XK chủ lực của tỉnh Lạng Sơn. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch mỗi năm. Vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 2 năm sau.
Gia đình chị La Thị Quyết, một trong những hộ trồng nhiều hồi ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình cho biết: “Hồi năm nay được mùa, lại được giá nên bà con phấn khởi lắm.
Đến thời điểm này gia đình tôi đã thu hoạch một nửa trong tổng số 200 cây được 600kg. Với giá bán tại nhà là 12.000 đ/kg thu được trên 7 triệu đồng, ước tính đến cuối vụ còn khoảng 400kg nữa”. Không riêng gia đình chị Quyết, hàng ngàn hộ trồng hồi ở Lạng Sơn cũng rất phấn khởi.
Hiện nay, người dân thu hoạch hồi đến đâu thương lái vào tận nhà mua đến đấy. Chị Nguyễn Thị Hà, ở TP. Lạng Sơn một trong những thương lái chuyên thu mua hồi cho biết: “Năm nay hồi chính vụ được cả mùa lẫn giá. Hiện mỗi ngày tôi mua được từ 10 - 15 tấn hồi tươi, với giá cao nhất là 12.000 đ/kg, cao hơn mọi năm khoảng 2000 đ/kg”.
Theo dự đoán của những người trồng hồi, giá hồi tươi sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa trong cuối tháng 9, vì là cuối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.

Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.

Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.