Hoa hậu bò sữa Mộc Châu đạt sản lượng sữa 59,6 kg/ngày
Chủ hộ có bò đoạt giải “Hoa hậu” của cuộc thi nhận giải thưởng là 60 triệu đồng.
“Hoa hậu” sinh năm 2010, có bố từ Mỹ, mẹ từ Hà Lan - Cuba, trọng lượng 710kg, đã đẻ ba lứa.
Sản lượng sữa mỗi ngày trung bình 59,6 kg/ngày.
Năm nay, có 126 “cô bò” được chọn ra từ 18 nghìn con bò dự thi chung kết ở năm hạng mục: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa.
Tổng giá trị cuộc thi lên tới hơn một tỷ đồng.
Tất cả các “cô bò” vào chung kết đều được nhận giải thưởng tiền mặt là ba triệu đồng/con.
Đặc biệt, ở cuộc thi năm nay, có 38/126 “cô bò” được sinh ra từ tinh phân định giới tính tham gia trình diễn.
Đây là kết quả của một quá trình đầu tư lâu dài trong công tác chọn lọc, chăm sóc và nuôi dưỡng với tỷ lệ thành công lên tới 87% (87 con bê cái/100 con bê được sinh ta từ tinh phân định giới tính).
Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” được tổ chức mỗi năm một lần, vào ngày 14 và 15-10 hàng năm, nhằm khuyến khích, động viên người chăn nuôi tạo ra những dòng bò không những đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò HF thuần chủng trên cao nguyên Mộc Châu.
Sau 10 năm tổ chức, đã có những thế hệ F1, F2 của các “hoa hậu” từng đoạt giải thưởng, đánh dấu những nỗ lực phát triển đàn bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.
Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa” cũng là cơ hội để người chăn nuôi có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cũng là nơi người nông dân được gặp gỡ các nhà khoa học và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào việc chăn nuôi bò sữa, trở thành một ngành chăn nuôi công nghệ cao.
Với ý nghĩa tôn vinh những người chăn nuôi bò sữa trên thảo nguyên Mộc Châu, cuộc thi đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân, cho xã hội từ những đóng góp thiết thực cho địa phương, giúp ổn định an sinh xã hội, tạo ra nhiều “triệu phú” từ nghề chăn nuôi bò sữa.
Qua từng năm, hội thi “Hoa hậu bò sữa” đã trở thành nét đẹp văn hóa của những người chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, là ngày hội văn hóa với người Mộc Châu nói riêng và thu hút hàng nghìn người tham gia, trở thành điểm đến thú vị với khách du lịch thập phương.
Cuộc thi cũng giúp cho người tiêu dùng sản phẩm sữa Mộc Châu gần gũi thân thiện, hiểu biết hơn với những người chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu.
Thông qua hội thi "Hoa hậu bò sữa", Mộc Châu được biết đến là trung tâm chăn nuôi bò sữa lớn nhất cả nước, có khả năng cung cấp những con bò giống tốt nhất, có năng suất sản lượng sữa cao nhất, tương đương với những nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.