Hoa hậu bò sữa đua nhau khoe vòng một căng mọng

Đến hẹn lại lên, sáng nay 15.10, cuộc thi Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu đã diễn ra tại sân vận động trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La).
“Vương miện” Hoa hậu bò sữa năm nay thuộc về “cô bò” mang số hiệu 664 của chủ hộ Lê Thị Thoa thuộc đơn vị Vườn Đào 1.
“Hoa hậu” sinh năm 2010 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ từ Hà Lan- Cuba, trọng lượng 710 kg, đã đẻ 3 lứa, sản lượng sữa trung bình mỗi ngày đạt 59,6 lít/ngày.
Vương miện Hoa hậu thuộc về "cô bò sữa" mang số hiệu 664.
Từ năm 2004, cuộc thi “ Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu” được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 14 và 15.10 hàng năm nhằm khuyến khích, động viên họ tạo ra những dòng bò không những đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò HF thuần chủng trên cao nguyên Mộc Châu.
Sau 11 năm tổ chức, đã có những thế hệ F1, F2 của các “cô bò” Hoa hậu trước tham gia cuộc thi này, đánh dấu những nỗ lực phát triển đàn bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.
Cuộc thi năm nay chọn ra được 126 con bò, bê từ 18.000 bò bê tại gần 600 hộ trong nhiều tháng qua.
126 “cô bò” dự thi chung kết ở 5 hạng mục tham gia là: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa.
Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Giải nhất của cuộc thi có giá trị 60 triệu đồng.
Tất cả các “cô bò” được vào chung kết đều được nhận giải thưởng tiền mặt là 3 triệu đồng/con.
Cuộc thi Hoa hậu Bò sữa cũng là cơ hội để người chăn nuôi có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cũng là nơi người nông dân được gặp gỡ các nhà khoa học và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào việc chăn nuôi bò sữa, trở thành một ngành chăn nuôi công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.