Hoa hậu bò sữa đua nhau khoe vòng một căng mọng

Đến hẹn lại lên, sáng nay 15.10, cuộc thi Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu đã diễn ra tại sân vận động trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La).
“Vương miện” Hoa hậu bò sữa năm nay thuộc về “cô bò” mang số hiệu 664 của chủ hộ Lê Thị Thoa thuộc đơn vị Vườn Đào 1.
“Hoa hậu” sinh năm 2010 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ từ Hà Lan- Cuba, trọng lượng 710 kg, đã đẻ 3 lứa, sản lượng sữa trung bình mỗi ngày đạt 59,6 lít/ngày.
Vương miện Hoa hậu thuộc về "cô bò sữa" mang số hiệu 664.
Từ năm 2004, cuộc thi “ Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu” được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 14 và 15.10 hàng năm nhằm khuyến khích, động viên họ tạo ra những dòng bò không những đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò HF thuần chủng trên cao nguyên Mộc Châu.
Sau 11 năm tổ chức, đã có những thế hệ F1, F2 của các “cô bò” Hoa hậu trước tham gia cuộc thi này, đánh dấu những nỗ lực phát triển đàn bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.
Cuộc thi năm nay chọn ra được 126 con bò, bê từ 18.000 bò bê tại gần 600 hộ trong nhiều tháng qua.
126 “cô bò” dự thi chung kết ở 5 hạng mục tham gia là: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa.
Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Giải nhất của cuộc thi có giá trị 60 triệu đồng.
Tất cả các “cô bò” được vào chung kết đều được nhận giải thưởng tiền mặt là 3 triệu đồng/con.
Cuộc thi Hoa hậu Bò sữa cũng là cơ hội để người chăn nuôi có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cũng là nơi người nông dân được gặp gỡ các nhà khoa học và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào việc chăn nuôi bò sữa, trở thành một ngành chăn nuôi công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo