Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng

Giữa cơn mưa đầu tháng 6, anh Nhàn vẫn cặm cụi làm việc ngoài vườn nhãn. Vừa phủ tấm lưới lên cây nhãn đang cho trái, anh Nhàn vừa nói: “Mấy hôm nay đã có dấu hiệu dơi đến ăn nhãn nên phải tranh thủ dùng dưới che lại để tránh bị dơi phá hết trái, ảnh hưởng đến năng suất”.
Anh Nhàn cho biết, từ nhỏ, anh đã gắn bó với nghề trồng nhãn của gia đình. Sau khi học xong THPT, anh nghỉ học ở nhà và được cha, mẹ chia cho 4,5 sào nhãn để làm ăn. Ở thời điểm đó, giống nhãn xuồng cơm vàng chưa nổi tiếng như bây giờ. Từ năm 1997, khi Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp với Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thi trái cây các tỉnh phía Nam, trái nhãn xuồng cơm vàng của gia đình anh đã vượt qua nhiều loại trái cây của các tỉnh khác và đoạt giải nhất, khi ấy nhãn xuồng cơm vàng được nhiều người biết đến.
Sau khi đạt giải, anh Nhàn cùng cha có ý định mở rộng giống nhãn quý này nhưng cách chiết, ghép truyền thống không đạt hiệu quả như mong đợi. Năm 1998, anh Nhàn tìm hiểu và đăng ký tham gia lớp học kỹ thuật cắt ghép cây ăn quả do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức. Sau khi học xong, anh đã có đầy đủ kiến thức cộng với kinh nghiệm bản thân về áp dụng vào vườn nhãn tại nhà.
Không chỉ chiết, ghép phát triển vườn nhãn gia đình, anh Nhàn còn chiết, ghép cây giống bán rộng rãi cho nhiều hộ nông dân mua về trồng. Đối với bà con ở xa, đặc biệt các tỉnh miền Tây, ngoài bán cây giống cây, anh còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để nhãn cho năng suất cao. Với bà con tại địa phương, anh đến tận vườn để giúp họ ghép cây, hướng dẫn phương pháp chăm sóc, cải tạo vườn nhãn tạp thành vườn nhãn xuồng cơm vàng. Từ đó, giống nhãn xuồng cơm vàng đã có mặt khắp nơi.
“Tuy nhiên, việc bán cây giống chỉ phát triển trong khoảng 2, 3 năm, do sau khi bà con mua giống về trồng họ cũng tự chiết, ghép để nhân giống sản xuất”, anh Nhàn nói. Từ vườn nhãn của gia đình, hàng năm, anh Nhàn thu nhập khoảng 180 - 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động tại địa phương trong 5-6 tháng của mùa vụ với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Phan Văn Khỏe, Chủ tịch Hội Nông dân phường 11 (TP.Vũng Tàu) cho biết, bên cạnh là hội viên có ý chí lao động sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, anh Nhàn còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Anh Nhàn được Hội Nông dân phường tôn vinh là gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, Công ty TNHH MTV Iagrai đã phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình Sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê trong niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, huyện Iagrai (Gia Lai).

Theo nhiều người trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).

Vựa nuôi tôm hùm trên quê hương Hải đội Hoàng Sa đã đến mùa thu hoạch, tuy nhiên giá lại giảm từ 800.000 - 1,1 triệu đồng/kg, khiến người nuôi tôm hùm bị thua lỗ nặng, phải nuôi cầm chừng chờ giá tăng trở lại.

Lượng hành tây Đà Lạt hàng khan hiếm khi trái mùa là nguyên nhân chính đẩy giá hành bán ra của nhà vườn lên mức 30.000 đồng một kg.

Giống đu đủ ruột vàng F1 Sinta và Carinosa do Cty TNHH East-West seed (Hai mũi tên đỏ) cung cấp với đặc điểm ăn ngon, thịt chắc, đang được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.