Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng

Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng
Ngày đăng: 22/06/2015

Giữa cơn mưa đầu tháng 6, anh Nhàn vẫn cặm cụi làm việc ngoài vườn nhãn. Vừa phủ tấm lưới lên cây nhãn đang cho trái, anh Nhàn vừa nói: “Mấy hôm nay đã có dấu hiệu dơi đến ăn nhãn nên phải tranh thủ dùng dưới che lại để tránh bị dơi phá hết trái, ảnh hưởng đến năng suất”.

Anh Nhàn cho biết, từ nhỏ, anh đã gắn bó với nghề trồng nhãn của gia đình. Sau khi học xong THPT, anh nghỉ học ở nhà và được cha, mẹ chia cho 4,5 sào nhãn để làm ăn. Ở thời điểm đó, giống nhãn xuồng cơm vàng chưa nổi tiếng như bây giờ. Từ năm 1997, khi Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp với Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thi trái cây các tỉnh phía Nam, trái nhãn xuồng cơm vàng của gia đình anh đã vượt qua nhiều loại trái cây của các tỉnh khác và đoạt giải nhất, khi ấy nhãn xuồng cơm vàng được nhiều người biết đến.

Sau khi đạt giải, anh Nhàn cùng cha có ý định mở rộng giống nhãn quý này nhưng cách chiết, ghép truyền thống không đạt hiệu quả như mong đợi. Năm 1998, anh Nhàn tìm hiểu và đăng ký tham gia lớp học kỹ thuật cắt ghép cây ăn quả do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức. Sau khi học xong, anh đã có đầy đủ kiến thức cộng với kinh nghiệm bản thân về áp dụng vào vườn nhãn tại nhà.

Không chỉ chiết, ghép phát triển vườn nhãn gia đình, anh Nhàn còn chiết, ghép cây giống bán rộng rãi cho nhiều hộ nông dân mua về trồng. Đối với bà con ở xa, đặc biệt các tỉnh miền Tây, ngoài bán cây giống cây, anh còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để nhãn cho năng suất cao. Với bà con tại địa phương, anh đến tận vườn để giúp họ ghép cây, hướng dẫn phương pháp chăm sóc, cải tạo vườn nhãn tạp thành vườn nhãn xuồng cơm vàng. Từ đó, giống nhãn xuồng cơm vàng đã có mặt khắp nơi.

“Tuy nhiên, việc bán cây giống chỉ phát triển trong khoảng 2, 3 năm, do sau khi bà con mua giống về trồng họ cũng tự chiết, ghép để nhân giống sản xuất”, anh Nhàn nói. Từ vườn nhãn của gia đình, hàng năm, anh Nhàn thu nhập khoảng 180 - 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động tại địa phương trong 5-6 tháng của mùa vụ với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Phan Văn Khỏe, Chủ tịch Hội Nông dân phường 11 (TP.Vũng Tàu) cho biết, bên cạnh là hội viên có ý chí lao động sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, anh Nhàn còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Anh Nhàn được Hội Nông dân phường tôn vinh là gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015.


Có thể bạn quan tâm

Táo Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người Có Xuất Khẩu Sang Việt Nam Táo Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người Có Xuất Khẩu Sang Việt Nam

Đó là các loại táo Granny Smith và táo Gala. Tại Mỹ, trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp xử lý và rà soát đầu mối nhập khẩu để tiến hành thu hồi kịp thời.

22/01/2015
Malaysia Đã Thu Hồi Táo Nhập Khẩu Từ Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người Malaysia Đã Thu Hồi Táo Nhập Khẩu Từ Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người

Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.

22/01/2015
Chuyện 12 Con Dê “Đi Lạc” Chuyện 12 Con Dê “Đi Lạc”

Sau đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho UBND huyện Thạch Thành 24 con dê giống, để cấp cho 6 hộ nghèo của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Thế nhưng chỉ có 12 con dê đến được với các hộ nghèo. Còn 12 con thì được chở thẳng đến trang trại của ông… Bí thư Huyện ủy.

22/01/2015
Thủy Sản Cần Bứt Qua Thủy Sản Cần Bứt Qua "Giai Đoạn Hái Lượm"

Ông Huỳnh Văn Thế vừa đi vòng quanh ao cá tra vừa nói, mua được giống tốt chỉ nuôi 8 tháng, còn gặp giống xấu phải 12 tháng mới thu hoạch. “Chục năm trước chỉ nuôi 5-6 tháng đã thu hoạch. Giống cá ngày càng xấu, chẳng biết vì sao?”, ông thở hắt ra.

22/01/2015
Hom Mía Giống Hút Hàng Hom Mía Giống Hút Hàng

Theo một số nông dân, nguyên nhân hom mía giống tăng giá là do nguồn cung (chủ yếu từ Cù Lao Dung, Sóc Trăng và Gò Quao, Kiên Giang) bị hạn chế. Do giá mía mấy năm qua liên tục giảm, nông dân bị thua lỗ nên nhiều người đã chuyển đổi qua cây, con khác, trong đó có cả những hộ chuyên làm mía giống.

22/01/2015