Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Địa Lan Đà Lạt Chơi Tết Nở Sớm Ồ Ạt

Hoa Địa Lan Đà Lạt Chơi Tết Nở Sớm Ồ Ạt
Ngày đăng: 22/01/2015

Sản lượng địa lan Đà Lạt cung cấp cho thị trường Tết sắp tới sẽ sụt giảm mạnh khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước.

Khoảng một tháng nữa, vụ hoa Tết Nguyên đán 2015 mới vào chính vụ, nhưng hiện hoa địa lan của nhiều nhà vườn tại thành phố Đà Lạt đã đồng loạt nở sớm.
Đó là lý do khiến sản lượng địa lan Đà Lạt cung cấp cho thị trường Tết sắp tới sẽ sụt giảm mạnh khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính khiến địa lan Đà Lạt nở sớm là do thời tiết diễn biến bất thường, trời nắng nhiều, năm nay nhuận thêm một tháng.
Tại trang trại Langbiang Farm (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7), nhiều ngày qua, khoảng 50% diện tích địa lan đã nở dù nhà vườn dùng các biện pháp “hãm” hoa nở sớm.
Một số loại đã bung hoa, nhà vườn cắt cành bán ra thị trường với giá rẻ. Số còn lại tiếp tục được chăm sóc để chuẩn bị đợt hoa Tết sắp tới.
Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.
Một số đơn vị chuyên kinh doanh hoa tươi Đà Lạt như Công ty hoa Ngọc Ẩn, Công ty DILA… cũng cho biết hàng nghìn chậu địa lan đã nở sớm trước vụ Tết do ảnh hưởng của thời tiết bất thường.
Theo thống kê của Hiệp hội Hoa Đà Lạt, mỗi năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường khoảng 400.000-500.000 cành địa lan các loại, tương đương với khoảng 80.000-100.000 chậu.
Tết Nguyên đán là dịp loại hoa cao cấp này tiêu thụ mạnh. Với tình trạng hoa nở sớm như hiện nay, nhiều khả năng sản lượng địa lan dịp Tết sẽ giảm so với Tết 2014.
Hiện, tại Đà Lạt, địa lan đã được rao bán với mức giá từ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng mỗi cành. Trong đó, loại địa lan vàng FX750, vàng SJC đồng giá 1,1 triệu đồng/cành, cam lửa 900.000 đồng/cành.
Một số loại “bình dân” như tím hột, vàng ba râu, vàng mít… giá từ 350.000-600.000 đồng/cành.
Tuy nhiên, dự báo vào cao điểm vụ hoa Tết sắp tới, giá địa lan có thể tăng thêm so với hiện tại do khan hàng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

31/07/2013
Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

31/07/2013
Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Quy Trình Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

01/08/2013
Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

01/08/2013
Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

01/08/2013