Hoa Địa Lan Đà Lạt Chơi Tết Nở Sớm Ồ Ạt

Sản lượng địa lan Đà Lạt cung cấp cho thị trường Tết sắp tới sẽ sụt giảm mạnh khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước.
Khoảng một tháng nữa, vụ hoa Tết Nguyên đán 2015 mới vào chính vụ, nhưng hiện hoa địa lan của nhiều nhà vườn tại thành phố Đà Lạt đã đồng loạt nở sớm.
Đó là lý do khiến sản lượng địa lan Đà Lạt cung cấp cho thị trường Tết sắp tới sẽ sụt giảm mạnh khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính khiến địa lan Đà Lạt nở sớm là do thời tiết diễn biến bất thường, trời nắng nhiều, năm nay nhuận thêm một tháng.
Tại trang trại Langbiang Farm (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7), nhiều ngày qua, khoảng 50% diện tích địa lan đã nở dù nhà vườn dùng các biện pháp “hãm” hoa nở sớm.
Một số loại đã bung hoa, nhà vườn cắt cành bán ra thị trường với giá rẻ. Số còn lại tiếp tục được chăm sóc để chuẩn bị đợt hoa Tết sắp tới.
Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.
Một số đơn vị chuyên kinh doanh hoa tươi Đà Lạt như Công ty hoa Ngọc Ẩn, Công ty DILA… cũng cho biết hàng nghìn chậu địa lan đã nở sớm trước vụ Tết do ảnh hưởng của thời tiết bất thường.
Theo thống kê của Hiệp hội Hoa Đà Lạt, mỗi năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường khoảng 400.000-500.000 cành địa lan các loại, tương đương với khoảng 80.000-100.000 chậu.
Tết Nguyên đán là dịp loại hoa cao cấp này tiêu thụ mạnh. Với tình trạng hoa nở sớm như hiện nay, nhiều khả năng sản lượng địa lan dịp Tết sẽ giảm so với Tết 2014.
Hiện, tại Đà Lạt, địa lan đã được rao bán với mức giá từ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng mỗi cành. Trong đó, loại địa lan vàng FX750, vàng SJC đồng giá 1,1 triệu đồng/cành, cam lửa 900.000 đồng/cành.
Một số loại “bình dân” như tím hột, vàng ba râu, vàng mít… giá từ 350.000-600.000 đồng/cành.
Tuy nhiên, dự báo vào cao điểm vụ hoa Tết sắp tới, giá địa lan có thể tăng thêm so với hiện tại do khan hàng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.