Hòa Bình Trao Giấy CNĐT Dự Án Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên 200 Tỷ

Sáng 9/5, tại KCN Lương Sơn, Ban quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) thành lập công ty TNHH TONGWEI Hòa Bình và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi TongWei Hòa Bình.
Dự án có tổng mức đầu tư 10 triệu USD, tương đương 211 tỷ đồng, thực hiện mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 200.000 tấn/năm, trong đó 150.000 tấn thức ăn cho lợn, 30.000 tấn thức ăn cho gà, 20.000 tấn thức ăn cho vịt.
Dự án sử dụng diện tích 22.345 m2, tại KCN Lương Sơn, thực hiện xây dựng các hạng mục văn phòng, nhà xưởng sản xuất, bãi xe, phòng bảo vệ, máy bơm, nơi xử lý nước thải, đường nội bộ, các công trình phụ trợ khác. Nhà đầu tư đặt mục tiêu đưa dự án vào hoạt động trong tháng 10-11/2015 và tháng 12/2015 bắt đầu sản xuất thương mại, dự kiến sử dụng 150-200 lao động, nộp ngân sách Nhà nước trên 10 tỷ đồng.
Lãnh đạo BQL các KCN đề nghị công ty TNHH TONGWEI Hòa Bình thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng thuộc BQL các KCN tạo điều kiện thuận lợi nhất để công ty triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Biến động kinh tế và chính trị tại nhiều nước đã khiến cho nhiều đồng ngoại tệ giảm giá mạnh, sức tiêu thụ đồ gỗ ở các thị trường truyền thống cũng yếu đi, ngành gỗ Bình Định lại gặp khó khăn…

Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.

Theo ghi nhận, thị trường phân bón Bình Định đầu vụ đang khá dồi dào về chủng loại, nguồn cung; giá cả có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước…

Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long và hướng dẫn tiêu hủy cành, trái bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón.

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng