Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hòa Bình Liên Kết, Hợp Tác Với Nông Dân Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Gấc

Hòa Bình Liên Kết, Hợp Tác Với Nông Dân Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Gấc
Ngày đăng: 29/07/2014

Hơn 1 năm trước, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Công ty CP Đông Dương (CT Đông Dương) bất ngờ quyết định cắt 2.500 m2 đất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lương Sơn làm mô hình gấc giới thiệu cho nông dân.

Giờ đây, những người hay hồ nghi nhất cũng nhận thấy cái sự “liều” của CT Đông Dương là hoàn toàn có cơ sở. Mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp - nhà khoa học - người dân trồng gấc rất khả quan. ý tưởng phát triển vùng nguyên liệu gấc trong dân của CT Đông Dương đang trở thành hiện thực.

Vườn gấc mẫu tại TTTM Lương Sơn thực hiện theo đúng quy chuẩn, cột bê tông, giàn dây cáp điện, lưới, mới vụ đầu, gấc sai trĩu quả. Đối với nông dân, đã có hàng trăm hộ các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến để trồng gấc. Xã Cao Răm (Lương Sơn) có hàng chục hộ gia đình hợp tác với CT Đông Dương trồng gấc đã phát triển được gần 7 ha gấc nguyên liệu, trong đó tập trung ở xóm Sáng.

Gia đình anh Bạch Công Bắc, xóm Sáng, xã Cao Răm liên kết với Công ty trồng 4000 m2 gấc. Anh cho biết: Trước đây, gia đình anh và nhiều hộ nông dân cũng đã trồng gấc nhưng theo phương pháp dân gian, nhiều cây đực, cây cái quả ít, chỉ để sử dụng trong gia đình.

Tham gia trồng gấc, người dân dần thay đổi tập quán canh tác cũ tiếp cận với phương thức sản xuất mới. Công ty hỗ trợ giống, vốn, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con quy trình làm đất, ủ phân, khoảng cách gieo hạt, phương pháp bắc giàn, trồng, chăm sóc gấc.

Người dân tận dụng bương tre sẵn có bắc giàn nên mức đầu tư chấp nhận được. Tính ra đầu tư khoảng 17 triệu đồng, Công ty đã hỗ trợ 4 triệu đồng, làm đất trong tháng 2, trồng trong tháng 3, giờ gấc đã có qủa, ngay vụ đầu, dự tính cao gấp tới 4-5 lần trồng gấc theo phương pháp cũ. Mặt khác CT Đông Dương cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định nên nông dân yên tâm sản xuất.

CT Đông Dương đang hiện thực hóa ý tướng tận dụng tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển vùng gấc nguyên liệu gắn với chế biến và bao tiêu sản phẩm trên cơ sở liên kết, hỗ trợ nông dân. Tìm hiểu được biết, CT Đông Dương có sự táo bạo của doanh nghiệp trẻ nhưng không liều lĩnh.

Sau khi nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, CT Đông Dương nhận thấy các sản phẩm chiết xuất từ gấc mang lại giá trị gia tăng cao và là xu hướng của phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

Đó cũng là ý do để, Công ty đã quyết định chuyển hướng đầu tư sang phát triển vùng nguyên liệu gấc kết hợp với chuỗi thu thu mua chế biến, sản phẩm. Chiến lược kinh doanh tuân thủ nguyên tắc vận hành của doanh nghiệp hiện đại đó là làm thị trường trước rồi tổ chức sản xuất.

CT Đông Dương liên kết với nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệp trồng gấc thương phẩm, thành lập bộ phận chuyên trách, phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách từng xóm, hộ gia đình, hướng dẫn nông dân tuân thủ các các quy trình sản xuất, áp dụng mô hình nhà nông làm kinh tế giỏi để trồng gấc. Ngoài việc hỗ trợ toàn bộ kỹ thuật, Công ty sẽ cho nông dân vay không tính lãi 10 triệu đồng /ha trong vòng 2 năm và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định trong vòng 3 năm.

Tổng Giám đốc Công ty CP Đông Dương Bùi Huy Hùng thông báo: Các hộ dân hợp tác với Công ty đã bước đầu tiếp cận với mô hình sản xuất tiên tiến để trồng gấc.

Đến nay, Đông Dương đã hợp tác với nông dân 500 hộ nông dân thuộc các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi trồng được khoảng 100 ha. Vụ đầu, đạt được kết quả gần như kỳ vọng. Diện tích có sản lượng khoảng 70 ha.

Hộ ít trồng 500-2000 m2, hộ nhiều tới 15 ha. ước tính sản lượng vụ đầu đạt từ 15 tấn /ha, tương đương với doanh thu 75 triệu đồng /ha. Trừ chi phí 30-40 triệu đồng /ha, nông dân để ra 35-40 triệu đồng /ha. Dự tính gấc sẽ cho thu hoạch vào tháng 10, tháng 11. Vụ thứ 2 sẽ thay bổ sung giống gấc cái để đạt 100% diện tích cho sản lượng.

Cũng từ vụ thứ 2 trở đi, mức đầu tư sẽ giảm hơn nhiều, sản lượng tăng dần. Đặc biệt gấc là loại cây trồng có vòng đời thu hoạch khoảng 20 năm và sản lượng tăng lên có thể đạt 25-30 tấn /ha, theo đó doanh thu từ gấc sẽ nâng lên từ 100- 150 triệu đồng /ha.

Nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng gấc, ngay ở vụ đầu tiên, CT Đông Dương cũng đã tổ chức trồng gừng dưới tán gấc, thử nghiệm theo 2 phương thức, trồng dưới tán gấc và trồng trong bao tải, nâng cao khả năng sinh lời cho nông dân.

Gừng phát triển khá tốt, dự tính trồng gừng dưới tán gấc có thể đạt sản lượng 25 tấn /ha, trồng trong bao với quy trình chăm sóc đặc biệt, năng suất có thể đạt từ 50- 60 tấn /ha, Nếu giá thu mua hiện tại có thể đạt doanh thu 100 triệu /ha/vụ. Nếu kết hợp 2 phương pháp trồng gấc xen gừng doanh thu có thể đạt từ 150-170 triệu đồng /ha. Công ty đặt mục tiêu phát triển vùng gấc nguyên liệu lên cả trong và ngoài tỉnh lên khoảng 1000 ha.

Trong đó phấn đấu năm 2015, mở rộng diện tích lên khoảng 200 ha tại các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, Thanh Thủy (Phú ThọP). Dù kinh phí đầu tư trồng gừng khá cao, nhiều hộ gia đình đã áp dụng phương thức sản xuất này.

Thiết thực hướng ứng chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, dù còn nhiều khó khăn, tuy vậy sau hơn 1 năm triển khai, CT Đông Dương đã có được những thành công đáng kể, bước đầu thực hiện được mục tiêu xây dựng nguyên liệu gấc gắn việc sản xuất với tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm, hình thành phương pháp sản xuất mới cho nhiều gia đình nông dân trong tỉnh.

CT Đông Dương đang nỗ lực góp sức hình hành tư duy, sản xuất nông nghiệp mới ở nhiều vùng quê, thiết thực hưởng ứng chủ trương huy động các nguồn lực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mang lại những cơ hội mới cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao

Những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa thông thường sang thâm canh những giống lúa có chất lượng cao (CLC), trong đó có nếp cái hoa vàng. Hiệu quả bước đầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường phản hồi tích cực.

30/11/2015
Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16 Đang khảo nghiệm 8 giống mía để thay thế giống ROC 16

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện công ty đã đưa về 8 giống mía từ Viện Nghiên cứu mía đường và đang tiến hành trồng khảo nghiệm tại trại thực nghiệm của Casuco ở huyện Phụng Hiệp và một số hộ dân bên ngoài.

30/11/2015
Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía Nguy cơ mất vùng nguyên liệu mía

Thới Bình là huyện trọng điểm của Cà Mau về quy hoạch trồng mía, nhưng từ nhiều năm nay, người dân không thể sống với cây mía nên đã "phá rào" chuyển đổi qua nuôi trồng cây con khác. Thực trạng trên đến nay đã đến mức báo động.

30/11/2015
Phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu cam Cao Phong Phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu cam Cao Phong

Nhằm đẩy mạnh chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam ra thị trường trong nước, xuất khẩu, đưa thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững trong thời gian tới, trong 2 ngày 27 - 28/11, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất.

30/11/2015
Cung cấp 13.000 cây giống bưởi da xanh Sông Xoài cho xã viên Cung cấp 13.000 cây giống bưởi da xanh Sông Xoài cho xã viên

Theo UBND xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), HTX bưởi da xanh Sông Xoài đang thực hiện kinh doanh cây giống bưởi da xanh.

30/11/2015