Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa

Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa
Ngày đăng: 16/06/2014

Lợn bản địa là giống thuần chủng được các dân tộc Mường, Dao trong tỉnh Hoà Bình chăn nuôi đã từ lâu đời. Đặc điểm của giống lợn này có lông dày - xù, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài - thon gọn, khả năng tăng trọng và sinh sản thấp, khối lượng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài, chịu được kham khổ, chống chịu được thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y: Cũng như các giống lợn bản địa khác, lợn bản địa Hòa Bình đang trong tình trạng báo động về quản lý con giống, chất lượng giống cận huyết, đồng huyết do lợn tự phối giống lẫn nhau trong cùng bầy đàn. Số lượng lợn bản địa thuần bị giảm đi nghiêm trọng và có nguy cơ mất giống do sự lai tạp giao thoa với các giống lợn khác.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Với số lượng thống kê ước gần 30.000 con, lợn bản địa phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao của 11 huyện, thành phố, nhiều nhất ở huyện Đà Bắc với 14.350 con, Cao Phong có 7.140 con chủ yếu tại xã Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai, Nam Phong, Dũng Phong, Xuân Phong; Kim Bôi 2.245 con tập trung ở xã Đú Sáng, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hạ Bì. Vài năm gần đây trong tỉnh xuất hiện những hộ, nuôi lợn bản địa quy mô nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn bản địa, từ phương thức nhỏ sang phương thức lớn để cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường. Một số xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã đưa chăn nuôi lợn bản địa vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế.

Bằng hướng đi này đã tận dụng được thế mạnh về giống, đất đai vườn đồi rộng và cách nuôi phù hợp với người dân. Từ đó xuất hiện và hình thành nhiều gia trại chăn nuôi lợn bản địa thả rông có sự quản lý đem lại thu nhập cao như hộ anh Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn, Trần Viết Ngân ở xóm Chu, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình)…

Có một thực tế là tập quán thả rông là phương thức chăn nuôi truyền thống đối với giống lợn bản địa tạo cho chúng khả năng tự kiếm thức ăn, tự đấu tranh sinh tồn với cuộc sống hàng ngày. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, phòng - chống dịch bệnh chưa được chú ý nhiều, đặc biệt đối với vùng sâu, xa. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi của giống lợn này chưa ổn định.

Nhằm bảo tồn, tiến tới khai thác, phát triển giống lợn bản địa Hòa Bình, Viện Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT), tổ chức Jica Nhật Bản đang phối hợp với ngành NN & PTNT tỉnh ta xúc tiến xây dựng và triển khai dự án Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung nhằm phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học. Dự án hướng tới các mục tiêu hỗ trợ cụ thể, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn, hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

Hy vọng rằng trong tương lai gần, dự án được tổ chức, thực hiện tại tỉnh sẽ góp phần bảo tồn giống lợn bản địa tại địa phương, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và nâng cao chất lượng của giống, khai thác có hiệu quả cung cấp sản phẩm sạch, có chất lượng cao cho thị trường trong, ngoài nước.

Đồng thời giúp định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu cho giống lợn bản địa Hòa Bình. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tìm ra các PERV tồn tại trong nguồn gen giống lợn bản địa nuôi dân dã của tỉnh. Đây là một dạng tế bào gốc để cấy ghép thay thế một số bộ phận của con người trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

“Đau Lòng” Nhìn Cá Chết Trắng Ở Nghi Sơn “Đau Lòng” Nhìn Cá Chết Trắng Ở Nghi Sơn

Khoảng 20 năm trở lại đây, gần 100 hộ dân ở xã đảo Nghi Sơn ăn nên làm ra nhờ vào nghề nuôi cá lồng. Không chỉ giúp các hộ dân thoát nghèo mà nghề nuôi cá lồng còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở xã đảo Nghi Sơn

28/09/2011
Bảo Hiểm Vi Mô Cải Thiện Đời Sống Của Người Nghèo Bảo Hiểm Vi Mô Cải Thiện Đời Sống Của Người Nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, ngày 5 – 6/5 Hội thảo “Vai trò của Khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực: Thương mại và Hạ tầng xuyên biên giới” cũng được tổ chức

07/05/2011
Trà Vinh: Tôm Chết Hàng Loạt Do Thả Nuôi Trái Vụ Trà Vinh: Tôm Chết Hàng Loạt Do Thả Nuôi Trái Vụ

Do thả nuôi trái lịch thời vụ, độ mặn trong nước chưa thích hợp nên đã có 106 hộ nuôi tôm ở Trà Vinh với hơn 9,2 triệu con tôm sú bị chết.

06/03/2012
Quản Lý Ao Nuôi Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất Quản Lý Ao Nuôi Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu

01/10/2011
Nông Dân Nông Dân "Gàn" Thành Tỷ Phú

Khi các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên và cả Bắc Trung bộ đang sốt việc tìm kiếm đất để trồng cao su thì ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú (Bình Phước), anh Dụng Quý Đông (45 tuổi) lại đốn hạ 8 ha cao su ở độ tuổi sung mãn khai thác mủ để trồng cây ăn quả.

07/03/2012