Hòa An 2.718 Hội Viên Nông Dân Được Vay Vốn Phát Triển Sản Xuất

Trong 7 tháng đầu năm 2014, Hội Nông dân huyện Hòa An phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 2.718 hộ hội viên vay 62 tỷ 419 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất.
Giải ngân Quỹ Hỗ trợ nông dân (nguồn Trung ương) được 300 triệu đồng, cho 14 hộ tại xã Bế Triều vay; phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp tỉnh cho nông dân vay chậm trả 234 tấn phân bón các loại.
Từ nay đến cuối năm, Hội Nông dân huyện Hòa An tiếp tục đẩy mạnh công tác điều hành, khai thác tốt các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất, nhất là với các hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Có thể bạn quan tâm

“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.