Hỗ Trợ Từ 30.000 Đến 38.000 Đồng/kg Đối Với Heo Bị Tiêu Hủy

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mức hỗ trợ cho các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy là 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, hươu, nai. Đối với heo, hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi là heo con, heo thịt; 30.000 đồng/kg hơi đối với heo nái và heo đực giống. Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), hỗ trợ 35.000 đồng/con cho gia cầm có trọng lượng hơn 1 kg/con; hỗ trợ 25.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng từ 0,2 kg đến 1 kg/con; hỗ trợ 10.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng dưới 0,2 kg.
Cũng theo quy định này, người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin được hỗ trợ mức bình quân cho một mũi tiêm/lần như sau: Đối với heo, dê, cừu là 2.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với trâu, bò, hươu, nai là 4.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với gia cầm là 200 đồng/con/mũi tiêm. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống do địa phương quản lý được hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch do không tiêu thụ được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có truyền thống phát triển nuôi heo theo quy mô nhỏ tại nông hộ, nhất là tại các xã thuộc phía Bắc kênh Cái Sắn. Gần đây, khi giá heo hơi ở mức cao, người dân rất phấn khởi, tích cực phát triển đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ tại các nông hộ cũng gặp không ít rủi ro.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.

Điểm nổi bật về phát triển chăn nuôi thời gian qua là chuyển mạnh từ hình thức chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hình thức tập trung, thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Hiện nay các địa phương đã thu hoạch xong lúa hè thu, các cánh đồng bỏ hoang chờ gối vụ, rất thuận lợi cho việc thả trâu không chăn giữ. Bên cạnh đó, thời điểm này là mùa mưa nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cỏ nuôi bò lai.