Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chè Oolong

Hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chè Oolong
Ngày đăng: 06/11/2015

Hiện nay, ngành chè Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu chè thương phẩm do một số quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. 

Điều này gây thiệt hại nặng cho ngành chè Lâm Đồng vì tỉnh này chiếm 22% diện tích và 30% sản lượng chè của cả nước; 95% sản lượng chè Oolong Lâm Đồng là xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lâm Đồng bị tồn đọng hơn 2.000 tấn chè Oolong thành phẩm.

Nông dân trồng chè hiện nay cũng gặp khó khăn khi các doanh nghiệp giảm công suất hoặc dừng sản xuất.

Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Phạm S là do phía Trung Quốc và Đài Loan đã tăng cường mối giao ban thương mại; chè từ Trung Quốc đại lục bán sang Đài Loan rất nhiều làm giảm thị phần tại Đài Loan của chè Lâm Đồng.

Nguyên nhân khác là rào cản kỹ thuật đặt ra với các hoạt chất trên chè.

Từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp Đài Loan đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fiponil trên chè Oolong chỉ ở mức 0,002ppm.

Tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).

Đây là mức được xem là bằng 0 mà trước đó không đặt ra tiêu chuẩn này. 

Nếu theo tiêu chuẩn 0,002ppm, chỉ cần những vườn trồng các loại cây khác từ ngoài vườn chè phun thuốc trừ sâu bay vào thì chè đến khi thu hoạch cũng bị vượt ngưỡng dư lượng chất fiponil.

Theo ông Phạm S, việc đưa ra ngưỡng này nhằm hạn chế đến mức tối đa lượng chè Oolong Lâm Đồng vào thị trường Đài Loan.

"Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp, doanh nhân phía Đài Loan tự thông báo, chứ chưa có văn bản hay thông báo chính thức nào từ giới chức trách nào của vùng lãnh thổ này" - ông Phạm S nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Chè Việt Nam vẫn chưa có hoạt động chính thức nào để lên tiếng, giúp tháo gỡ cho ngành chè Việt Nam.

Ngay trong số 28 doanh nghiệp Đài Loan tại Lâm Đồng cũng đã có 2 doanh nghiệp bị phá sản. 

Ông Phạm S nói: "Trước tình hình khó khăn này, bản thân các doanh nghiệp chè và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực mở rộng thị trường, nhưng Hiệp hội Chè Việt Nam vẫn chưa tích cực cùng phối hợp.

Nếu như Hiệp hội Chè phối hợp cùng với tỉnh Lâm Đồng làm việc với các bận hàng lớn trên thế giới thì ngành chè sẽ phát triển tốt hơn.

Từ trước đến nay, chè Oolong Lâm Đồng hoàn toàn đủ tiêu chuẩn vượt qua ngưỡng hàng rào kỹ thuật đối với các thị trường EU, Trung Đông, Mỹ...".


Có thể bạn quan tâm

Méo Mặt Vì Gia Cầm Rớt Giá Méo Mặt Vì Gia Cầm Rớt Giá

Hơn 1 tháng trở lại đây, giá gà, vịt thịt ở Hậu Giang, Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động.

26/09/2014
Sốc Môi Trường Dẫn Đến Ngao Chết Sốc Môi Trường Dẫn Đến Ngao Chết

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

26/09/2014
Chất Lượng Quy Hoạch Chất Lượng Quy Hoạch

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.

26/09/2014
Tôm Hùm Thương Phẩm Ở Quy Nhơn Được Giá Tôm Hùm Thương Phẩm Ở Quy Nhơn Được Giá

Năm nay, thương lái thu mua tôm hùm thịt ở giá cao nên tôm dạt (loại tôm bị sứt râu, gãy càng, cháy đuôi…) giá cũng rất cao, dao động từ 1 triệu - 1,1 triệu đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm thịt năm nay tăng cao từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, ngư dân nuôi tôm thịt rất phấn khởi vì được giá.

26/09/2014
Doanh Nghiệp Điêu Đứng Vì Công Nhân Bỏ Thuốc Chuột Vào Hàng Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Điêu Đứng Vì Công Nhân Bỏ Thuốc Chuột Vào Hàng Xuất Khẩu

Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.

26/09/2014