Hỗ trợ phát triển chứng nhận bền vững sản phẩm nuôi trồng thủy sản

Tại hội thảo, ông Phùng Giang Hải - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn cho biết, hiện sản lượng nuôi trồng thủy sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thủy sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thủy sản nuôi trồng lên 65 - 70%. Giá trị xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng. Trong khi nuôi trồng thủy sản bền vững có nhiều cơ hội: Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhất là các thị trường truyền thống của Việt Nam; Nhu cầu về các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững ngày càng cao… Tuy nhiên, cũng phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thị trường yêu cầu chất lượng cao, sự phục hồi của các đối thủ cạnh tranh…
Từ kết quả đề xuất của dự án “Nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm nuôi trồng thủy sản có chứng nhận”, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận xét: Tác động của chứng nhận bền vững đối với tôm là tương đối rõ ràng và tích cực. Người sản xuất có lợi ích kinh tế, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn. Các chỉ số sản xuất bền vững hơn, giảm dịch bệnh, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu tốt hơn. Giá xuất khẩu không tăng nhiều và dài hạn cho thấy chứng nhận bền vững đã tạo ra thêm giá trị gia tăng nhưng đòi hỏi công tác thị trường, xây dựng thương hiệu phải được thực hiện tốt hơn. Trong khi đó, với cá tra là không rõ ràng, đặc biệt về kinh tế. Các chỉ số về môi trường bền vững hơn, thiệt hại do dịch bệnh giảm bớt, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Sự phân biệt về kinh tế giữa cá tra nuôi có chứng nhận và không có chứng nhận không rõ ràng, không tạo ra khác biệt về hiệu quả kinh tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận về chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản có chứng nhận, bền vững, đặc biệt mô hình PPP (hợp tác công tư) ở Đồng Tháp…
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn đánh giá cao việc chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, cần phải hiểu bản chất của việc làm này là phục vụ cho xuất khẩu. Và làm được điều này, chúng ta cần làm rõ, thị trường cần chứng nhận nào và bao nhiêu chứng nhận. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất lựa chọn thị trường xuất khẩu để thực hiện chứng nhận bền vững, đồng thời giúp các nhà quản lý có định hướng chỉ đạo…
Có thể bạn quan tâm

Artemia là loại thức ăn tự nhiên rất cần thiết trong sản xuất giống tôm, cá. Hiên nay nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung cấp cho các trại tôm cá trong cả nước khoảng 10 tấn/năm nhưng sản lượng Artemia trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.

Thời gian qua, hiện tượng “vàng đầu” trên cam sành ngày càng diễn biến phức tạp. Từ đó đã gây hoang mang, lo lắng cho không ít nhà vườn ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Bởi loại bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa có thuốc khống chế hữu hiệu.

Nhiều nhà vườn kêu trời vì giá xoài hiện đang giảm mạnh. Tại chợ Vĩnh Long, xoài đổ đống giá chỉ vài ngàn đồng/kg, tại các chợ huyện Long Hồ, Mang Thít nhiều loại xoài giá chỉ từ 5.000- 10.000 đ/kg. Theo các thương lái, xoài đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng chỉ tiêu thụ nội địa nên thị trường “ăn không hết”.

Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay Việt Nam đã dư sức sản xuất những giống lúa thơm chất lượng cao để làm ra gạo trị giá 600 - 800 USD/tấn.