Hỗ trợ phát triển chứng nhận bền vững sản phẩm nuôi trồng thủy sản

Tại hội thảo, ông Phùng Giang Hải - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn cho biết, hiện sản lượng nuôi trồng thủy sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thủy sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thủy sản nuôi trồng lên 65 - 70%. Giá trị xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng. Trong khi nuôi trồng thủy sản bền vững có nhiều cơ hội: Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhất là các thị trường truyền thống của Việt Nam; Nhu cầu về các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững ngày càng cao… Tuy nhiên, cũng phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thị trường yêu cầu chất lượng cao, sự phục hồi của các đối thủ cạnh tranh…
Từ kết quả đề xuất của dự án “Nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm nuôi trồng thủy sản có chứng nhận”, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận xét: Tác động của chứng nhận bền vững đối với tôm là tương đối rõ ràng và tích cực. Người sản xuất có lợi ích kinh tế, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn. Các chỉ số sản xuất bền vững hơn, giảm dịch bệnh, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu tốt hơn. Giá xuất khẩu không tăng nhiều và dài hạn cho thấy chứng nhận bền vững đã tạo ra thêm giá trị gia tăng nhưng đòi hỏi công tác thị trường, xây dựng thương hiệu phải được thực hiện tốt hơn. Trong khi đó, với cá tra là không rõ ràng, đặc biệt về kinh tế. Các chỉ số về môi trường bền vững hơn, thiệt hại do dịch bệnh giảm bớt, quan hệ cộng đồng tốt hơn. Sự phân biệt về kinh tế giữa cá tra nuôi có chứng nhận và không có chứng nhận không rõ ràng, không tạo ra khác biệt về hiệu quả kinh tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận về chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản có chứng nhận, bền vững, đặc biệt mô hình PPP (hợp tác công tư) ở Đồng Tháp…
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn đánh giá cao việc chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, cần phải hiểu bản chất của việc làm này là phục vụ cho xuất khẩu. Và làm được điều này, chúng ta cần làm rõ, thị trường cần chứng nhận nào và bao nhiêu chứng nhận. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất lựa chọn thị trường xuất khẩu để thực hiện chứng nhận bền vững, đồng thời giúp các nhà quản lý có định hướng chỉ đạo…
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.