Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi, Ổn Định Đầu Ra Sản Phẩm

Câu lạc bộ (CLB) nuôi chim cút ở Hoài Nhơn (Bình Định) được thành lập từ năm 2004, từ 5 thành viên ban đầu, đến nay đã phát triển lên 16 thành viên, nuôi tổng số trên 100 ngàn con chim cút lấy trứng. Số hộ nuôi nhiều nhất là ở xã Hoài Thanh Tây, với 5 hộ, mỗi hộ nuôi từ 5.000 con trở lên.
Anh Trần Đình Thậm - chủ trang trại nuôi chim cút ở xã Hoài Hương, Chủ nhiệm CLB - cho biết: Trước đây bà con chỉ nuôi theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, nên hiệu quả kinh tế không cao; việc trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi gặp không ít khó khăn. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, được sự quan tâm của Hội Nông dân Hoài Nhơn, CLB nuôi chim cút được thành lập.
Các thành viên cùng hỗ trợ nhau về kỹ thuật chăn nuôi, liên kết tìm đầu ra sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi… Hàng quý, CLB tổ chức họp hội viên một lần nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc; cùng chia sẻ thông tin thị trường, tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi...
Tiêu biểu như gia đình chị Nguyễn Thị Minh, ở xã Hoài Thanh Tây. Khi chưa tham gia CLB, chị nuôi trên 2.000 con chim cút, do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình nuôi lượng chim cút bị hao hụt khá nhiều, đầu ra sản phẩm khó khăn.
Từ khi tham gia CLB, có được chỗ dựa tinh thần vững chắc, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư cả trăm triệu đồng mở rộng quy mô chuồng trại, chăn nuôi bài bản hơn. Hiện gia trại của chị nuôi khoảng 12.000 con chim cút, trong đó có 11.000 con cút đẻ trên 9.000 trứng/ngày.
Với giá bán sỉ 480 đồng/trứng cút thường, sau khi trừ tất cả chi phí chăn nuôi, công xá… gia đình chị có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày; nếu bán trứng cút lộn thì thu nhập tăng 30%, chưa kể thu nhập thêm 4 triệu đồng/tháng từ bán phân cút. Để cung ứng trứng cút lộn và cút giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, gia đình chị đã đầu tư 2 buồng ấp trứng, mỗi buồng ấp 5.000 trứng/lần. Thu nhập bình quân từ nuôi chim cút (sau khi trừ chi phí) của gia đình chị Minh trên 200 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá chung của các thành viên CLB, cái được lớn nhất khi tham gia CLB là có sự chia sẻ thông tin tốt hơn. Trước đây, cứ mạnh ai nấy làm nên hiệu quả không cao, khi đã vào CLB thì mọi người đều tự tin hơn trong chăn nuôi, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi... nên hiệu quả kinh tế từ nuôi chim cút ở Hoài Nhơn luôn khá cao và ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.