Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Từ nguồn vốn này, địa phương đã mua giống cây trồng, con vật nuôi như dê, bò, heo, sâm Ngọc Linh, quế Trà My… cấp cho các hộ, đồng thời cũng dành hơn 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho nông dân như ống nhựa dẫn nước, máy tuốt lúa, nông cụ khai hoang…
Đối với Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã đầu tư cho Nam Trà My hơn gần 13 tỷ đồng.
Nguồn vốn này chủ yếu để mua giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất để cấp cho các hộ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Theo đánh giá của UBND huyện Nam Trà My, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và đúng trọng tâm của hai chương trình mục tiêu của quốc gia này, nhân dân Nam Trà My có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao như chuối mốc, quế, keo, bời lời đỏ...
Tổng đàn vật nuôi đến nay đã tăng lên hơn 11 nghìn con. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng hơn 16%. Các chương trình còn giúp thay đổi tập tục sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Có thể bạn quan tâm

Theo tìm hiểu, tất cả các điểm bán đào ở TP HCM được mời chào là đào Sa Pa hiện nay thực chất là đào Trung Quốc.

Tại TP. Cần Thơ, Cty TNHH Vương Sơn (TP.HCM) vừa tổ chức Hội thảo “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá tra ở ĐBSCL”.

Trước diễn biến nắng hạn kéo dài, đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể triển khai trồng mới rừng. Tuy nhiên quá trình chuẩn bị cây giống đã tươm tất, vượt kế hoạch đề ra...

Các doanh nghiệp kinh doanh sắn lát xuất khẩu (DNXK) khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang cuống cuồng kêu cứu khi thời điểm có hiệu lực Thông tư 63/2015 của Bộ Tài chính đang đến gần.

Hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể thiệt hại từ cơ quan chức năng nhưng theo ghi nhận, toàn tỉnh Lâm Đồng số hành tây đổ bỏ vì nhà vườn tích trữ lâu do giá quá rẻ dẫn đến hư hỏng đã lên tới hàng trăm tấn.