Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Từ nguồn vốn này, địa phương đã mua giống cây trồng, con vật nuôi như dê, bò, heo, sâm Ngọc Linh, quế Trà My… cấp cho các hộ, đồng thời cũng dành hơn 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho nông dân như ống nhựa dẫn nước, máy tuốt lúa, nông cụ khai hoang…
Đối với Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã đầu tư cho Nam Trà My hơn gần 13 tỷ đồng.
Nguồn vốn này chủ yếu để mua giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất để cấp cho các hộ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Theo đánh giá của UBND huyện Nam Trà My, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và đúng trọng tâm của hai chương trình mục tiêu của quốc gia này, nhân dân Nam Trà My có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao như chuối mốc, quế, keo, bời lời đỏ...
Tổng đàn vật nuôi đến nay đã tăng lên hơn 11 nghìn con. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng hơn 16%. Các chương trình còn giúp thay đổi tập tục sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành chức năng đã liên tục cảnh báo về sự suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm, đồng thời kêu gọi sự vào cuộc của cả cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hơn tài nguyên nước.

Thời gian qua, để giúp nông dân nắm vững khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa có chất lượng vào sản xuất, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tập huấn ICM, hội thảo đầu bờ, xây dựng mô hình trình diễn…

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thì trong giai đoạn 2011-2013, ngành đã triển khai thực hiện được 3 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, 4 đề tài KH&CN cấp tỉnh và 3 nhiệm vụ hỗ trợ phát triển KH&CN cấp cơ sở.

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.