Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Từ nguồn vốn này, địa phương đã mua giống cây trồng, con vật nuôi như dê, bò, heo, sâm Ngọc Linh, quế Trà My… cấp cho các hộ, đồng thời cũng dành hơn 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho nông dân như ống nhựa dẫn nước, máy tuốt lúa, nông cụ khai hoang…
Đối với Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã đầu tư cho Nam Trà My hơn gần 13 tỷ đồng.
Nguồn vốn này chủ yếu để mua giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất để cấp cho các hộ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Theo đánh giá của UBND huyện Nam Trà My, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và đúng trọng tâm của hai chương trình mục tiêu của quốc gia này, nhân dân Nam Trà My có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao như chuối mốc, quế, keo, bời lời đỏ...
Tổng đàn vật nuôi đến nay đã tăng lên hơn 11 nghìn con. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng hơn 16%. Các chương trình còn giúp thay đổi tập tục sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Là vùng chuyên canh màu, nông dân xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng canh tác rất nhiều loại, trong đó cây đậu phộng đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn do đặc tính ngắn ngày, dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định. Do đó nhiều năm nay, cây đậu phộng đã rất quen thuộc với nông dân Đại Tâm và đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.