Hỗ Trợ Nông Dân Gần 7 Triệu Cây Giống Cà Phê

Số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người.
Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.
Theo WASI, số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người. Ngoài ra, chương trình cũng tác động tích cực đến việc cung ứng trên 16 tấn hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, khoảng 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C, sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.
Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI cho biết: “Dự án đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê; đồng thời Nestlé đã hỗ trợ WASI nâng cấp phòng thí nghiệm, tài trợ các thiết bị nhân giống cấy mô, xây dựng khu vực thí nghiệm trồng cây cà phê kháng tuyến trùng và hỗ trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đấy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Chương trình đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới, năng suất lên đến 7 tấn/hecta, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay”.
Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, dự án sẽ chuyển giao 7 triệu cây giống và tổ chức tập huấn cho 24.000 nông dân tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ông Lê Xuân Phiên, Bí thư chi bộ thôn 10, xã Thống Nhất (Bù Đăng) cho biết, toàn thôn có 168 hộ dân nhưng đã có khoảng 70% số hộ biết đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích cho hiệu quả kinh tế cao. Người dân thôn 10 chủ yếu trồng xen hồ tiêu, cà phê trong vườn điều. Một số hộ kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây...