Hỗ Trợ Nông Dân Gần 7 Triệu Cây Giống Cà Phê

Số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người.
Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.
Theo WASI, số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người. Ngoài ra, chương trình cũng tác động tích cực đến việc cung ứng trên 16 tấn hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, khoảng 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C, sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.
Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI cho biết: “Dự án đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê; đồng thời Nestlé đã hỗ trợ WASI nâng cấp phòng thí nghiệm, tài trợ các thiết bị nhân giống cấy mô, xây dựng khu vực thí nghiệm trồng cây cà phê kháng tuyến trùng và hỗ trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đấy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Chương trình đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới, năng suất lên đến 7 tấn/hecta, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay”.
Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, dự án sẽ chuyển giao 7 triệu cây giống và tổ chức tập huấn cho 24.000 nông dân tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.