Hỗ trợ nhiên liệu bám biển nghề câu mực khơi không được nhận tối đa

Ngư dân Lương Văn Viên (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-90029 có công suất 900CV hành nghề câu mực khơi vừa trở về từ ngư trường Trường Sa sau chuyến biển dài ngày. Chuyến biển không thu được kết quả như kỳ vọng. “Chúng tôi thu được tất thảy là 30 tấn mực khô. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được khoảng chục triệu đồng, mỗi bạn biển được chia hơn 5 triệu đồng” - anh Viên nói.
Theo anh Viên, tiền dầu phục vụ cho quá trình bám biển trong thời gian hơn 3 tháng lên đến 400 triệu đồng. Nếu được hỗ trợ tiền dầu theo Quyết định 48 thì anh sẽ được nhận 100 triệu đồng.
Với số tiền này, cả chủ tàu lẫn mỗi bạn biển đều có thêm thu nhập vài triệu đồng. “Hỗ trợ tiền dầu là trở thành trợ lực thiết yếu đối với quá trình bám biển tại các vùng biển xa của ngư dân chúng tôi. Có nhiều chuyến biển không thu được sản lượng lớn, ngư dân đã thua lỗ.
Chúng tôi có tiền để bù lại thất thu từ hỗ trợ đó. Vậy nhưng, mỗi năm chúng tôi bám biển 4 chuyến nhưng chỉ được nhận hỗ trợ tối đa là 3 chuyến. Mong ngành thủy sản xét lại để tham mưu Chính phủ hỗ trợ xăng dầu tối đa cho chúng tôi là 4 chuyến mỗi năm” - anh Viên chia sẻ.
Ngư dân theo nghề câu mực khơi không được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển trong mỗi năm.
Đó là nguyện vọng chung của tất cả ngư dân theo nghề câu mực khơi của Quảng Nam. “Trong khi ngư dân theo nghề lưới vây hay chụp mực được hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyến biển/ năm thì chúng tôi chỉ được nhận hỗ trợ cho 3 chuyến biển. Các nghề chụp mực hay lưới vây có thời gian bám biển ít hơn chúng tôi, có khi chỉ trong vòng 60 ngày.
Còn chúng tôi bám biển quanh năm mà lại được hỗ trợ xăng dầu ít hơn là điều rất không công bằng” - anh Lương Văn Cam (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu câu mực khơi QNa - 90039 nói.
Theo quy định của Quyết định 48 thì ngư dân sẽ được hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyển biển mỗi năm với điều kiện là mỗi chuyến biển đó có thời gian ít nhất là 15 ngày, được xác định qua đóng dấu của các đơn vị hành chính thuộc huyện đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa. Do thời gian bám biển quá dài, từ 3 tháng trở lên cho mỗi chuyến biển nên ngư dân theo nghề câu mực xà chỉ được hỗ trợ tối đa là 3 chuyến biển/năm.
Theo Sở NN&PTNT, hiện tại trên địa bàn tỉnh có hơn 70 tàu cá theo nghề câu mực khơi. Quảng Nam chưa có ngư dân được nhận hỗ trợ xăng dầu tối đa là 4 chuyến biển/năm. Nguyên nhân là chuyến biển cuối cùng trong năm của ngư dân kéo dài sang năm mới và được tính tiền hỗ trợ xăng dầu cho năm đó.
Ngành thủy sản của tỉnh đã đề xuất với Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ sửa đổi quy định của Quyết định 48 để ngư dân theo nghề câu mực khơi được hỗ trợ đủ 4 chuyến biển/năm. Tuy nhiên, điều đó đã không được chấp nhận. Lý do được nêu ra là cái chung của cả nước không thể bị thay đổi chỉ vì cái riêng duy nhất của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, giá chuối giảm liên tục đã gây khó khăn cho bà con nông dân.

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.

Đậu tương là một loại cây trồng quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người dân và một phần làm hàng hóa. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa quen với việc chuyển đổi trồng đậu tương trên đất ngô kém hiệu quả trong vụ Xuân - hè bởi lẽ loại cây này chỉ được trồng vào vụ Hè - thu.

Huyện đảo Phú Quý từ lâu đã có truyền thống nuôi thủy sản bằng lồng bè, chủ yếu là các loại hải đặc sản như cá giò, tôm hùm và cá mú... Nhưng thời điểm hiện nay do tình trạng dịch bệnh cùng với sức mua giảm nên ngày càng tạo áp lực cho bà con nuôi trồng thủy sản tại vùng đảo.