Hỗ Trợ Lãi Suất Đến 100% Nhằm Giảm Tổn Thất Trong Nông Nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.
Thông tư quy định về hình thức thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất. Theo đó, ngân hàng thương mại cho vay thực hiện việc hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn thuộc đối tượng theo quy định;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại hoặc cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo quy định.
Thông tư cũng quy định về mức hỗ trợ lãi suất. Cụ thể, các khoản vay để mua các loại máy móc, thiết bị quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba. Thời điểm hỗ trợ lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân
Các khoản vay để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân.
Thời gian được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời hạn cho vay quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, tối đa không quá 12 năm.
Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của ngân hàng thương mại có hoạt động cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được áp dụng cho vay cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ được ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại các điểm giao dịch.
Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp được bố trí trong dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng ưu đãi (vốn đầu tư phát triển) của ngân sách nhà nước hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển đạt 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào năm 2015. Từ đó, một lộ trình thực hiện cũng được ra đời. Mặc dù trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh, nhưng xem ra để đạt được mục tiêu trên vào năm 2015 vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Theo Bộ NNPTNT, chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có 3 chất chính là: Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine (thuộc nhóm Beta-agonist). Từ năm 2002, Việt Nam đã đưa các chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Suốt 14 năm qua, hàng chục hộ dân mua nền nhà dự án ở kênh Tân Hóa thuộc phường Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú (TPHCM) lâm cảnh điêu đứng vì đã mua nền cất nhà được 14 năm nhưng không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Có ít nhất 3 đối tượng NNVN xác định được đã đẩy cả trăm người dân lâm vào cảnh khổ sở này nhưng đến nay vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật!

Theo đó, thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 5 - 6/2012. Về phương pháp thực hiện, tùy theo điều kiện từng địa phương có thể tiến hành đồng loạt hoặc “cuốn chiếu”. Về kinh phí, sẽ sử dụng từ nguồn ngân sách phòng chống dịch của huyện.

Dầu khoáng (dầu mỏ) là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các ngành SX và sinh hoạt của con người. Do dầu khoáng có tác dụng diệt sâu tốt, không độc hại với người và môi trường, nên người ta còn sử dụng làm thuốc trừ sâu hại cây trồng.