Hỗ Trợ Lãi Suất Đến 100% Nhằm Giảm Tổn Thất Trong Nông Nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.
Thông tư quy định về hình thức thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất. Theo đó, ngân hàng thương mại cho vay thực hiện việc hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn thuộc đối tượng theo quy định;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại hoặc cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo quy định.
Thông tư cũng quy định về mức hỗ trợ lãi suất. Cụ thể, các khoản vay để mua các loại máy móc, thiết bị quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba. Thời điểm hỗ trợ lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân
Các khoản vay để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân.
Thời gian được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời hạn cho vay quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, tối đa không quá 12 năm.
Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của ngân hàng thương mại có hoạt động cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được áp dụng cho vay cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ được ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại các điểm giao dịch.
Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp được bố trí trong dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng ưu đãi (vốn đầu tư phát triển) của ngân sách nhà nước hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Các mô hình trồng rừng để phát triển kinh tế cũng được quan tâm. Điển hình là mô hình thâm canh cây gỗ lớn, như: xoan, lát tại xã Mường Lý với quy mô 8 ha, có 16 hộ gia đình tham gia. Qua kiểm tra sơ bộ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 90%...

Theo hướng dẫn lịch thời vụ, vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm gần kề, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân xả nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để cải tạo đất ngay từ đầu mùa mưa. Độ mặn trong ruộng cần ổn định ở mức dưới 2%o trong thời gian ít nhất 30 ngày trước khi gieo cấy.

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.