Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Lao động làm việc tại các cơ sở đan mây đều được Hội LHPN xã Phước Nghĩa giới thiệu.
Hội LHPN xã Phước Nghĩa, hiện có 1.384 HV, sinh hoạt tại 3 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các HV còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức;
Hội LHPN xã đã vận động chị em HV chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi, giúp HV tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Chị Lê Thị Loan, Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Nghĩa, cho biết: Thời gian qua, Hội LHPN xã đã tập trung thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” và chương trình hành động “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”.
Qua đó, Hội đã trực tiếp giới thiệu 200 HV học nghề và làm việc tại 3 cơ sở đan mây ở địa phương, cùng với 100 HV nhận hàng đan mây về nhà tự làm, thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Để có nguồn vốn đáp ứng cho HV đầu tư phát triển sản xuất, nhất là chị em nghèo, tính từ năm 2010 đến nay, Hội đã tín chấp với Ngân hàng CSXH cho 262 lượt HV vay vốn với số tiền trên 4 tỉ đồng;
Ngân hàng Đông Á cho 18 chị vay với số tiền 230 triệu đồng; vốn quỹ phụ nữ nghèo cho 6 chị vay lãi suất thấp 7 triệu đồng; vốn tổ tiết kiệm phụ nữ 4 triệu đồng cho 3 chị vay.
Các nguồn vốn đều đầu tư đúng mục đích, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, thu nhập ổn định cho HV; góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 1,18% năm.
Chị Lê Thị Thúy Hằng, ở thôn Hưng Nghĩa, là một trong những HV tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của Hội LHPN xã.
Được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chị đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển 4 sào đất trồng màu vào trồng khổ qua, hoa huệ, hàng năm thu lãi hơn 50 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Hương, ở thôn Thọ Nghĩa, được hỗ trợ chăn nuôi heo sinh sản và heo thịt, thu lãi 100 triệu đồng/năm. Nhiều HV được hướng dẫn phát triển kinh tế theo mô hình VAC, có thu nhập hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng/năm.
Phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả, HV phụ nữ xã Phước Nghĩa tích cực tham gia vào các hoạt động của địa phương, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, đóng góp tiền, ngày công lao động, tự nguyện hiến đất để xây dựng hạ tầng nông thôn... góp phần giúp xã Phước Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.

Men theo con đường nhỏ quanh co đầy vỏ sò, vỏ ốc, băng qua mấy chiếc cầu khỉ dẫn vào khu đìa tôm, chúng tôi mới đến được các vùng đìa nuôi ốc hương ở phường Ba Ngòi, Cam Linh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)…

Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.

Bo bo (một loại vi sinh vật sống trong nước), dân gian gọi là trứng nước vốn có sẵn trong thiên nhiên (trong môi trường nước có nhiều rong rêu, chất hữu cơ…). Đây là loại thức ăn thiên nhiên được xem là “ngon lành” của cá, nhất là cá nhỏ, cá giống.