Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, địa điểm triển khai tại hai xã Phú Thạnh và Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) với 2.400 hộ dân nghèo được hưởng lợi. Trực tiếp có 600 hộ tham gia ban đầu trong đó có 300 hộ được nhận mỗi hộ 1 con bò cái tơ trị giá khoảng 12 triệu đồng/con, 300 hộ còn lại được nhận vốn vay ưu đãi với định mức 8 triệu đồng/hộ cho các mục đích chăn nuôi lợn, dê, gia cầm hoặc thủy sản.
Sang giai đoạn tiếp theo sẽ có 1.800 hộ dân nghèo được nhận chuyển giao từ các hộ tham gia ban đầu trong đó 600 hộ dân được nhận bò cái giống từ 300 hộ nhận bò giống nền, 900 hộ dân nhận chuyển giao vốn phát triển chăn nuôi từ 300 hộ nhận vốn vay ưu đãi ban đầu, 300 hộ còn lại chỉ nhận được kiến thức khoa học nông nghiệp từ các khóa huấn luyện nông dân.
Mục tiêu dự án nhằm góp phần cải thiện thu nhập, đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho nông hộ. Mặt khác, qua đó còn nâng cao nhận thức của người nông dân về tổ chức sản xuất theo khoa học, giá trị hàng hóa và hiệu quả kinh tế cao thông qua các chương trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật tiên tiến.
Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Tiền Giang phấn khởi bởi giá bưởi tăng cao kỷ lục, lợi nhuận từ vườn bưởi lớn, nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu bền vững. Theo ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh Phú Hòa (Long Khánh, Cai Lậy), hiện giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, với giá trên, mỗi ha bưởi da xanh bà con đạt giá trị trên nửa tỉ đồng, trong đó lãi ròng không dưới 200 - 300 triệu đồng.
Tiền Giang hiện có gần 5.500 bưởi với các loại bưởi đặc sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò,... Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, nhà vườn đạt năng suất bình quân từ 12 đến 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Các huyện có diện tích bưởi lớn gồm: Châu Thành trên 1.700 ha, Cái Bè gần 1.600 ha, Cai Lậy trên 1.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Cây cam Chanh được di nhập vào đất Ninh Giang (Hải Dương) từ lâu đời và được nhân dân thuần hoá, lưu giữ thành đặc sản của xứ Đông. Tuy nhiên giống cam quý này đang thoái hóa, diện tích trồng rất hạn chế. Giải pháp phục tráng liệu có bảo tồn, phát triển được vườn cam Chanh?

Được hưởng đặc ân phù sa bồi đắp cho biền bãi của dòng sông Bồ, một thời quýt Hương Cần (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) là thứ đặc sản dùng để tiến vua. Trái quýt cũng mang lại đời sống ấm no cho thôn Giáp Kiềng. Qua thời gian, giống quýt quý lụi tàn dần, số hộ bám trụ với cây cũng chẳng còn được mấy người…

Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.

Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.