Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, địa điểm triển khai tại hai xã Phú Thạnh và Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) với 2.400 hộ dân nghèo được hưởng lợi. Trực tiếp có 600 hộ tham gia ban đầu trong đó có 300 hộ được nhận mỗi hộ 1 con bò cái tơ trị giá khoảng 12 triệu đồng/con, 300 hộ còn lại được nhận vốn vay ưu đãi với định mức 8 triệu đồng/hộ cho các mục đích chăn nuôi lợn, dê, gia cầm hoặc thủy sản.
Sang giai đoạn tiếp theo sẽ có 1.800 hộ dân nghèo được nhận chuyển giao từ các hộ tham gia ban đầu trong đó 600 hộ dân được nhận bò cái giống từ 300 hộ nhận bò giống nền, 900 hộ dân nhận chuyển giao vốn phát triển chăn nuôi từ 300 hộ nhận vốn vay ưu đãi ban đầu, 300 hộ còn lại chỉ nhận được kiến thức khoa học nông nghiệp từ các khóa huấn luyện nông dân.
Mục tiêu dự án nhằm góp phần cải thiện thu nhập, đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho nông hộ. Mặt khác, qua đó còn nâng cao nhận thức của người nông dân về tổ chức sản xuất theo khoa học, giá trị hàng hóa và hiệu quả kinh tế cao thông qua các chương trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật tiên tiến.
Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Tiền Giang phấn khởi bởi giá bưởi tăng cao kỷ lục, lợi nhuận từ vườn bưởi lớn, nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu bền vững. Theo ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh Phú Hòa (Long Khánh, Cai Lậy), hiện giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, với giá trên, mỗi ha bưởi da xanh bà con đạt giá trị trên nửa tỉ đồng, trong đó lãi ròng không dưới 200 - 300 triệu đồng.
Tiền Giang hiện có gần 5.500 bưởi với các loại bưởi đặc sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò,... Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, nhà vườn đạt năng suất bình quân từ 12 đến 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Các huyện có diện tích bưởi lớn gồm: Châu Thành trên 1.700 ha, Cái Bè gần 1.600 ha, Cai Lậy trên 1.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Qua 06 năm (2008 -2013) triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”

Sau gần 3 tháng nhận bàn giao từ Chương trình Tấm lưới nghĩa tình của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tàu cá 605 CV do Quỹ trao tặng cho Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn chưa một lần vươn khơi bám biển. Vì sao?

Ngày 30-1, các hộ nuôi tôm lớn ở 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) cho biết, trong mấy ngày giáp tết, giá tôm sú thương lái mua tại đầm, hồ là 370-420 ngàn đồng/kg tăng khoảng 70-80 ngàn đồng/kg so với ngày thường.

Tuy nhiên, theo các chủ tàu cá khai thác cá ngừ đại dương những ngày giữa tháng 1.2014, giá cá ngừ đại dương được thương lái thu mua với giá từ 100 - 120 ngàn đồng/kg nhưng hiện nay do nhiều tàu trúng đậm nên thương lái ép giá, chỉ còn 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg.

Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối năm, dọc tuyến đường từ trung tâm thị xã dẫn sang các xã đảo khu vực Hà Nam, chúng tôi được chứng kiến bà con tấp nập chở các loại thuỷ sản: Tôm, cá, cua, ruốc... từ các xã ven biển sang trung tâm thị xã tiêu thụ.