Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là nội dung tại Quyết định số 580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ gồm: ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại. Đối tượng được hỗ trợ là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân.
Các đối tượng trên muốn được hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện được UBND xã xác nhận đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trong vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 trên diện tích đất trồng lúa. Đồng thời, việc chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hỗ trợ đến 2 triệu đồng/1 ha
Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì được hỗ trợ chi phí về giống để chuyển đổi, nhưng không vượt quá 2 triệu đồng/1 ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.
Về cơ chế hỗ trợ, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% cho các địa phương trong vùng để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu. Riêng thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 50%.
Trường hợp hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm để xác định chủng loại cây trồng, diện tích chuyển đổi phù hợp; hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi.
Đồng thời, căn cứ nhu cầu thực tế về chuyển đổi trên đất lúa của địa phương, các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét có chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài chính sách quy định trên.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

Từ Quốc lộ 4D vào trung tâm xã Sa Pả (Sa Pa - Lào Cai), lác đác giữa những triền lúa xanh là ruộng rau bắp cải tươi tốt đang cho thu hoạch. Tôi gặp chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhưng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chưa bán. Hằng ngày, những người buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.

Trong khi các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Bình chịu thiệt hại khá lớn do dịch lợn tai xanh gây ra, thì gia đình ông Trần danh Trưởng thôn Thiên Đức- xã Thái Bảo vẫn có nguồn thu nhập ổn định với doanh thu hàng chục triệu đồng từ nghề nuôi Dê lai giống Bách Thảo.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm loại 1, tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đã tăng lên 1,3 triệu đồng/kg, giúp người nuôi bớt thua lỗ.