Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu
Ngày đăng: 24/04/2014

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là nội dung tại Quyết định số 580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định này, cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ gồm: ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại. Đối tượng được hỗ trợ là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân.

Các đối tượng trên muốn được hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện được UBND xã xác nhận đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trong vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 trên diện tích đất trồng lúa. Đồng thời, việc chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hỗ trợ đến 2 triệu đồng/1 ha

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì được hỗ trợ chi phí về giống để chuyển đổi, nhưng không vượt quá 2 triệu đồng/1 ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.

Về cơ chế hỗ trợ, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% cho các địa phương trong vùng để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu. Riêng thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 50%.

Trường hợp hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp, sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm để xác định chủng loại cây trồng, diện tích chuyển đổi phù hợp; hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi.

Đồng thời, căn cứ nhu cầu thực tế về chuyển đổi trên đất lúa của địa phương, các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét có chính sách hỗ trợ bổ sung ngoài chính sách quy định trên.


Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2 Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

25/08/2015
Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

25/08/2015
Si Ma Cai (Lào Cai) khai thác tiềm năng nuôi thủy sản Si Ma Cai (Lào Cai) khai thác tiềm năng nuôi thủy sản

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

25/08/2015
30 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga 30 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga

Số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Nga công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này hiện mới dừng lại ở con số 30 doanh nghiệp

25/08/2015
Vietfish 2015 nơi hội tụ đa dạng sản phẩm thủy sản Việt Nam Vietfish 2015 nơi hội tụ đa dạng sản phẩm thủy sản Việt Nam

Sáng ngày, 24/08/2015, tại TP.HCM đã tưng bừng diễn ra lễ khai mạc Hội chợ triễn lãm Vietfish 2015.

25/08/2015