Hỗ Trợ Gạo Cho Người Trồng Rừng

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phương án hỗ trợ gạo tẻ thường cho người trồng rừng ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (giai đoạn 2013- 2018).
Tổng số gạo do tỉnh hỗ trợ cho người trồng rừng ở huyện Mường Lát là 3.000 tấn/năm. Theo quyết định này, những đối tượng được hỗ trợ gạo là người đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Lát, tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy. Thời gian hỗ trợ gạo bắt đầu từ khi ngừng canh tác nương rẫy để chuyển sang trồng rừng sản xuất, đến khi có thu nhập thay thế (trong thời gian không quá 6 năm, 2013- 2018).
Mức hỗ trợ gạo xác định cho từng hộ dân căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế khi chuyển sang trồng rừng sản xuất. Mỗi héc ta rừng do người dân trồng sẽ được hỗ trợ không quá 700kg gạo/năm; bình quân mỗi nhân khẩu được hỗ trợ không quá 10kg gạo/tháng. Gạo hỗ trợ sẽ được cấp vào ngày 15 hàng tháng cho đồng bào tại UBND các xã.
Có thể bạn quan tâm

Cây vải lai u trong những năm trở lại đây được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của nhiều nông dân huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Thời điểm này nhiều hộ dân trồng vải đang bắt đầu thu hoạch. Năm nay do thời tiết không thuận lợi, sản lượng vải giảm khoảng 50% so với năm trước.

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.