Hỗ Trợ Gạo Cho Người Trồng Rừng

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phương án hỗ trợ gạo tẻ thường cho người trồng rừng ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (giai đoạn 2013- 2018).
Tổng số gạo do tỉnh hỗ trợ cho người trồng rừng ở huyện Mường Lát là 3.000 tấn/năm. Theo quyết định này, những đối tượng được hỗ trợ gạo là người đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Lát, tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy. Thời gian hỗ trợ gạo bắt đầu từ khi ngừng canh tác nương rẫy để chuyển sang trồng rừng sản xuất, đến khi có thu nhập thay thế (trong thời gian không quá 6 năm, 2013- 2018).
Mức hỗ trợ gạo xác định cho từng hộ dân căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế khi chuyển sang trồng rừng sản xuất. Mỗi héc ta rừng do người dân trồng sẽ được hỗ trợ không quá 700kg gạo/năm; bình quân mỗi nhân khẩu được hỗ trợ không quá 10kg gạo/tháng. Gạo hỗ trợ sẽ được cấp vào ngày 15 hàng tháng cho đồng bào tại UBND các xã.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo với chủ đề “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thông tin

Sơn La là tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp.

Chiều 23/9, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tặng xe chở rác và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).

Bây giờ, khi nói về nông thôn, chúng ta thường hay nói tới việc “Xây dựng nông thôn mới” với 5 nhóm cụ thể bao gồm 19 tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội, môi trường; hệ thống chính trị xã hội.

Sau nhiều ngày mưa lớn, một số khu vực nội thành Hà Nội bị ngập nghiêm trọng, nhiều người đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ dẫn đến giá thực phẩm, đặc biệt rau xanh tăng lên đột ngột.